ClockThứ Bảy, 02/04/2016 05:03

Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường: Hướng đến khu sản xuất tập trung

TTH - Toàn tỉnh hiện có 19 tổ chức nghề và làng nghề được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm hàng trăm hộ dân. Tuy nhiên, phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường mới là hướng phát triển bền vững.

Ô nhiễm

“Làng nghề phát triển là điều đáng mừng vì giải quyết được việc làm cho con em trong xã, sản phẩm tìm được đầu ra ổn định nên người dân ngày càng khá lên, thu nhập ổn định. Song, do đa số hộ dân đều sản xuất ngay trong khu dân cư nên gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là mùi hôi từ các loại nước mắm, ruốc ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh”. Bác Nguyễn Văn Quyết, trưởng làng An Dương, xã Phú Thuận (Phú Vang), nơi có hơn 100 hộ chế biến thủy hải sản chia sẻ.

Cần đẩy nhanh các dự án xây dựng khu chế biến thủy hải sản tập trung nhằm tránh ô nhiễm môi trường làng nghề

Để giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường làng nghề, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận Nguyễn Quang Dân cho rằng: “Từ năm 2012, thông qua đề án hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xã đã quy hoạch 3,2 ha đất xây dựng khu sản xuất tập trung để đưa các cơ sở chế biến thủy hải sản về sản xuất tập trung. Đề án có kinh phí trên 3 tỷ đồng, gồm xây dựng hạ tầng và hệ thống xử lý nước thải, trong đó các hộ dân cam kết sẽ đầu tư 2 tỷ đồng vốn đối ứng xây dựng nhà xưởng. Song, do khó khăn về vốn nên đề án vẫn chưa triển khai”.

Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề bún  Vân Cù (Hương Toàn), UBND thị xã Hương Trà đã đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước thải chung tại làng nghề với tổng kinh phí trên 3,8 tỷ đồng. Dự án này đã giúp trên 300 hộ dân yên tâm sản xuất và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số gần chục làng nghề được hỗ trợ kinh phí để giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường. Trong đó, nhiều khu dân cư hiện vẫn đang chịu ảnh hưởng của khói, bụi và tiếng ồn từ các làng nghề mộc mỹ nghệ, bánh ướt, gạch ngói…

Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Trà Nguyễn Ngọc Chính cho biết: “Hiện, thị xã đang thực hiện các bước nhằm chuyển đổi nghề cho một số cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công gây ô nhiễm môi trường ở làng nghề Thủy Phú (Hương Vinh) và phát triển các làng nghề truyền thống bún Vân Cù, rượu Dương Sơn (Hương Toàn), mộc An Bình, bánh tráng- bánh ướt Lựu Bảo (Hương Hồ), mộc mỹ nghệ (Hương Vinh). Thông qua nguồn vốn khuyến công, nhiều làng nghề đã được hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị sản xuất hiện đại, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và tổ chức các khóa tập huấn để sản xuất theo công nghệ hiện đại giảm thiểu tiếng ồn”.

Cần quy hoạch

Mỗi năm, cơ sở chế biến thủy hải sản Nguyễn Đức Định ở làng Trài, xã Phú Hải (Phú Vang) sản xuất trên 10 tấn ruốc và khoảng 10 ngàn lít nước mắm các loại, mang lại nguồn thu ổn định cho gia đình và giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, mong muốn lớn nhất của cơ sở hiện nay là được chuyển đến khu sản xuất tập trung để tránh ô nhiễm môi trường. “Với đặc thù là nghề chế biến thủy hải sản nên nỗi lo lớn nhất là mùi hôi lan tỏa khắp nơi dẫn đến ruồi nhặng xuất hiện nhiều, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Nếu được Nhà nước hỗ trợ xây dựng khu sản xuất tập trung, chúng tôi sẵn sàng đầu tư vốn xây dựng nhà xưởng, chuyển cơ sở ra ngoài khu dân cư, trả môi trường trong lành cho người dân làng nghề”, ông Nguyễn Đức Định chia sẻ.

Chủ tịch UBND xã Phú Hải Nguyễn Văn Bình cho hay: “Sau khi làng Trài được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống, chính quyền địa phương luôn trăn trở làm thế nào để đưa làng nghề phát triển theo hướng bền vững? Hiện, xã đã quy hoạch khu sản xuất tập trung tại thôn Lại Trung với diện tích 1,5ha, đang chờ kinh phí và huy động vốn đối ứng của địa phương để đầu tư xây dựng hạ tầng, di dời các cơ sở ra sản xuất tập trung nhằm bảo vệ môi trường cho khu vực làng nghề” .

Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Trần Dực cho biết: “Môi trường làng nghề là vấn đề đáng quan tâm và đặt lên hàng đầu trong quá trình phát triển làng nghề truyền thống. Hiện, một số làng nghề được xem là ô nhiễm nghiêm trọng như gạch ngói Hương Vinh (Hương Trà), vôi hàu Lăng Cô và tinh bột sắn Lộc An (Phú Lộc) đã dẹp bỏ vì gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Các làng nghề như chế biến thủy hải sản, đúc đồng, mộc mỹ nghệ đã và đang lập quy hoạch xây dựng khu sản xuất tập trung nhằm đảm bảo môi trường và tạo điều kiện để người dân yên tâm sản xuất”.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top