ClockThứ Bảy, 02/10/2021 17:43

Về “ao nhà” làm giàu

TTH - Sau nhiều năm bôn ba ở tỉnh Đắc Lắc, anh Nguyễn Long Hoàng, quyết định về quê lập nghiệp với suy nghĩ “ao nhà” vẫn hơn. Từ bước ngoặt đó (sau năm 2000) đến nay anh Hoàng thuộc vào diện giàu có nhờ nuôi lợn, gà trên quỹ đất bố mẹ để lại ở tổ dân phố 12, Thủy Dương, TX. Hương Thủy.

Phát triển chăn nuôi tập trung, theo hướng công nghiệpHướng đến nuôi tôm an toànKhử mùi hôi chuồng trại từ chế phẩm sinh học“Tiểu” trang trại

Anh Nguyễn Long Hoàng kiểm tra chế độ ăn uống của gà nuôi tại gia trại của gia đình

Ghé thăm mô hình chăn nuôi của anh Nguyễn Long Hoàng, tôi ấn tượng bởi hệ thống chuồng trại quy hoạch sắp xếp khoa học, không mùi hôi giữa khu vườn nhiều cây xanh mát, sạch đẹp... Thầm nghĩ nếu nâng cấp, chỉnh trang những lối đi nơi đây trở thành trang trại sinh thái thu hút khách đến mỗi ngày.

Giọng lơ lớ Huế pha miền Nam, anh Hoàng kể nhiều chuyện vui buồn của thời trai trẻ trong những năm tháng xa quê với mưu cầu lập nghiệp nhưng bất thành. Thời điểm anh trở về quê là sau năm 2000. Lúc ấy mọi chuyện quanh anh đều khó, ngay việc tiếp cận khu vườn đồi của bố mẹ để lại cũng gian nan vì tiền bạc túng thiếu. Quyết tâm biến khó thành dễ, anh nghĩ đến việc phục hóa phủ xanh, vợ chồng anh quyết định mượn vốn người thân quy hoạch vườn cây ăn quả, trồng mai vàng, đào ao thả cá và nuôi gà vịt, lợn thịt trên quỹ đất hơn gần 0,5 ha.

Thời gian đầu nuôi nhỏ lẻ, nguồn thu không đáng kể, chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Vừa làm, vừa tiếp thu bạn bè, sách báo... đầu năm 2012, anh Hoàng củng cố chuồng trại nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa thông qua vay vốn ngân hàng đưa vào nuôi hơn 100 con lợn, gần 40 lợn nái để góp phần cung cấp nguồn giống.

Lứa lợn nuôi đầu tiên, anh gặp không ít khó khăn, nhất là đối với đàn lợn nái, nhưng nhờ kiên trì học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nên mọi chuyện ổn dần; trong đó đàn lợn thịt của anh lớn nhanh. Thời điểm này, bình quân mỗi năm anh Hoàng nuôi hai lứa, mỗi lứa duy trì khoảng 100con bán ra 6-7 tấn lợn hơi. Mỗi năm trừ các khoản chi phí, anh thu lãi không dưới 100 triệu đồng.

Tận dụng đất vườn rộng, lại có tiền lãi từ nuôi lợn anh đầu tư thêm 1 trang trại gà, duy trì mỗi năm nuôi 2-3 lứa, mỗi lứa nuôi 1.000 con, anh thu về 50-60 triệu đồng tiền lãi.

Kể từ năm 2015, tiếng tăm anh Nguyễn Long Hoàng nuôi lợn, gà ở vùng đồi Thủy Dương hiệu quả, nhiều cá nhân, đơn vị tìm đến trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, nhất là kỹ thuật chuồng trại, nguồn thức ăn sạch sinh học. Gần đây, anh Hoàng tiếp cận thêm quy trình công nghệ vi sinh trong mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm để vận dụng vào cách nuôi của gia đình - vẫn là lợn sạch, đầu ra được người thân ở các tỉnh lân cận bao tiêu. Hiện tại anh Hoàng vẫn duy trì 2 trại lợn hơn 100 con và gần 20 lợn nái. Bình quân mỗi năm nuôi 2-3 lứa; bên cạnh đó cũng duy trì 3 trại gà, mỗi năm nuôi 3 lứa, khoảng 3.000con/lứa. Tính bình quân mỗi năm, gia đình anh thu lãi từ chăn nuôi lợn, gà không dưới 200 triệu đồng.

Bây giờ mọi chuyện ở gia trại chăn nuôi của anh Hoàng đã ổn định từ đầu vào đến đầu ra. Anh Hoàng cho biết, sẽ quy hoạch trang trại gia đình trong đó chỉnh trang lại vườn mai vàng gần 100 cây với tuổi đời từ 15-20 năm; đồng thời tăng gấp đôi chuồng trại nuôi lợn gà khép kín so với hiện tại để giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Không chỉ chí thú lo kinh tế gia đình, anh Hoàng luôn dành thời gian trao đổi những kinh nghiệm chăn nuôi cho bà con có nhu cầu và tích cực ủng hộ, tham gia nhiều phong trào ở địa phương góp phần xây dựng đổi mới phát triển vùng ven đô nằm cửa ngõ phía nam TP. Huế.

Bài, ảnh: MINH VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trưởng thành từ khởi nghiệp

Cùng sự trợ giúp, đồng hành từ các thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh và các nhà đầu tư trong, ngoài tỉnh, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp hay các ý tưởng, dự án khởi nghiệp tuy khởi đầu còn nhỏ, non trẻ đã vượt qua những khó khăn trong hành trình khởi nghiệp và đang dần khẳng định vị thế trên thị trường.

Trưởng thành từ khởi nghiệp
Đồng hành cùng khởi nghiệp xanh và chuyển đổi số

Sáng 29/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức bế mạc Ngày hội “Phụ nữ Thừa Thiên Huế trên hành trình khởi nghiệp xanh và chuyển đổi số”. Các hoạt động thu hơn 2000 đại biểu là lãnh đạo Tỉnh ủy, HDND tỉnh, UBND tỉnh, các sở, ban ngành cấp tỉnh, cán bộ, hội viên, phụ nữ Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố, các câu lạc bộ, tổ truyền thông, các doanh nghiệp, phụ nữ sản xuất kinh doanh và người dân tham quan, mua sắm.

Đồng hành cùng khởi nghiệp xanh và chuyển đổi số
Chắp cánh cho ước mơ khởi nghiệp của phụ nữ

​Thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” và hưởng ứng Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Tháng hành động vì trẻ em năm 2024, sáng 28/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Chuỗi hoạt động Ngày hội với chủ đề “Phụ nữ Thừa Thiên Huế trên hành trình Khởi nghiệp xanh và chuyển đổi số”. Cùng tham dự chương trình có bà Dương Ngọc Linh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển Trung ương Hội LHPN Việt Nam; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và lãnh đạo một số ban ngành địa phương cùng đông đảo hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh.

Chắp cánh cho ước mơ khởi nghiệp của phụ nữ
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên

Thời gian qua, khởi nghiệp đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực, địa phương. Trong đó, đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên là một chương trình có ý nghĩa khoa học và xã hội to lớn, là sân chơi trí tuệ rộng mở để khẳng định, tôn vinh sức sáng tạo, thành quả của học sinh, sinh viên.

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top