ClockThứ Bảy, 12/11/2016 05:56

Nước sạch... leo núi

TTH - Công ty TNHH NN MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) đưa ra giải pháp kỹ thuật sử dụng cáp treo dây võng treo ống vượt sông, suối nhịp lớn cho vùng cao.

Thi công cáp treo D6 thẳng đứng

Thi công tuyến đường ống vượt sông Hữu Trạch qua địa bàn xã Bình Thành (thị xã Hương Trà) từng làm đau đầu cán bộ thiết kế, kỹ thuật… HueWACO.

những công trình cấp nước vượt sông, suối ở các vùng núi cao có 2 phương pháp thi công chủ yếu gồm: thi công kẹp theo công trình cầu giao thông hiện hữu và thi công chôn ống dưới lòng sông suối. Trong đó, phương pháp thi công chôn ống là phương pháp thi công cơ bản. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải có nền đất dùng để chôn ống, trong khi sông suối vùng cao thường là nền đá, rất khó thực hiện chôn ống. Phương pháp thi công ống kẹp theo các công trình giao thông có nhiều ưu điểm và thuận lợi trong thi công. Ở những vùng núi như địa bàn xã Bình Thành, hệ thống đường, cầu giao thông ít và thô sơ nên muốn lắp đặt hệ thống ống nước dọc tuyến cần số lượng ống nước nhiều do phải phụ thuộc vào tuyến đường có cầu đi đến vị trí cần cấp nước.

các cán bộ thiết kế, kỹ thuật HueWACO đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ cáp treo dây võng, treo ống HDPE qua sông cấp nước cho người dân vùng núi cao. Giải pháp kỹ thuật này giúp giải quyết những khó khăn trên trong vấn đề thi công.

Theo KS. Hoàng Đình Tiến,  Phòng Thiết kế HueWACO, trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cầu treo dây võng, đơn vị đã đơn giản hóa mô hình trên cơ sở tính toán khả năng chịu lực của hệ thống. giải pháp kỹ thuật này đã được thi công hoàn thiện tại tuyến đường ống vượt sông Hữu Trạch đi qua xã Bình Thành. Nếu như trước đó, muốn đưa tuyến ống nước vượt sông, HueWACO phải thực hiện thi công 1.700m đường ống theo phương pháp kẹp ống treo theo cầu giao thông hiện hữu với chi phí gần 623 triệu đồng thời gian thi công dài. Với giải pháp mới này, đơn vị chỉ thi công 325m với 110m đường cáp treo, kinh phí gần 54 triệu đồng, thi công và hoàn thiện chỉ mất 1 tuần.

Cũng theo KS. Hoàng Đình Tiến, trước khi chưa lắp đạt hệ thống đường ống cáp treo dây võng, nhà máy nước Bình Thành phải lấy nước từ sông Hữu Trạch (cách nhà máy 3,5km) và vận hành để cung cấp nước cho người dân trong vùng. Còn giờ đây, nước sạch sẽ được chuyển trực tiếp từ nhà máy nước Bình Điền về cung cấp cho nhà máy nước Bình Thành (nhà máy nước Bình Thành thành trạm trung chuyển điều áp). Điều này giảm rất lớn chi phí điện năng, nhân công vận hành và duy tu bảo dưỡng nhà máy Bình Thành với kinh phí mỗi năm trên 800 triệu đồng.

Ông Trương Công Nam, Giám đốc HueWACO chia sẻ: Đây là lần đầu tiên công ty ứng dụng công nghệ cáp treo vào việc cấp nước sạch. Tuyến ống cấp nước được thiết kế trên không, vượt được nhịp lớn, mở ra cơ hội cấp nước cho người dân miền núi. Giải pháp kỹ thuật này đã khắc phục được những hạn chế của các giải pháp thi công khác, cũng như tiết kiệm chi phí thi công. với giải pháp này công ty đã tiết kiệm được 1,35 tỷ đồng; trong đó tiết kiệm 800 triệu mỗi năm cho việc vận hành nhà máy nước Bình Thành và 550 triệu đồng chi phí lắp đặt hệ thống đường ống.

Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương

Những phiên chợ vùng cao tại Thừa Thiên Huế đang dần khẳng định vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là nơi để bà con trao đổi hàng hóa, góp phần quảng bá sản phẩm địa phương, đồng thời phát triển du lịch và tạo động lực nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương
Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới

Với mô hình Đoàn cơ sở “3 chủ động”, các tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn huyện A Lưới đã tạo chuyển biến tích cực trong phong trào đoàn, cũng như công tác đoàn kết tập hợp đoàn viên, thanh niên.

Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới
"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao
Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới

Sau khi Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh triển khai các hoạt động của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc học tập của trẻ em, nhất là trẻ em gái được quan tâm hơn. Điều đó đã góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và bất bình đẳng giới.

Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới
Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

TIN MỚI

Return to top