ClockThứ Sáu, 20/04/2018 13:00

Phát triển đô thị bền vững

TTH - 22/4 hàng năm được cộng đồng quốc tế xem là Ngày Trái đất (NTĐ), ngày để cộng đồng nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên của trái đất.

Triển khai dự án thí điểm đi bộ dọc sông Hương

NTĐ được đề xuất lần đầu ở Mỹ vào năm 1970. Đến năm 2009, ngày này được Liên Hợp quốc công nhận nhằm vận động toàn dân nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu thông qua việc  trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.

Diện tích ao, hồ, kênh mương, đất nông nghiệp bị bồi lấp để phục vụ phát triển khu dân cư mới (Trong ảnh: mở rộng khu dân cư Bàu Vá ở phường Phường Đúc và Thủy Xuân, TP. Huế)

Hưởng ứng NTĐ năm 2018 và các hoạt động hưởng ứng Festival Huế năm 2018, tiếp tục thực hiện một số hoạt động góp phần cho chương trình vì một Thừa Thiên Huế xanh và sạch, Sở Du lịch phối hợp với Công ty TNHH Du lịch mạo hiểm Việt Nam Vespa- Chi nhánh Huế xây dựng kế hoạch hưởng ứng NTĐ năm 2018 trên địa bàn tỉnh. Thông qua lễ phát động ra quân dọn dẹp vệ sinh một số tuyến đường chính trung tâm TP. Huế, các khu vực đông khách tham quan du lịch, nơi diễn ra các chương trình Festival Huế 2018... nhằm tuyên truyền, kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường, giữ gìn thành phố xanh - sạch - đẹp. Những hoạt động này cũng nhằm giới thiệu, quảng bá danh hiệu “Thành phố bền vững môi trường ASEAN” được công nhận năm 2014 và “Thành phố Du lịch sạch ASEAN” của TP. Huế vừa được cộng đồng ASEAN công nhận tháng 1/2018.

Để đạt những danh hiệu này, TP. Huế phải đảm bảo các chỉ số về không khí sạch, nước sạch, đất sạch và kể cả tiêu chí xanh, sạch trong tương lai. Tuy nhiên, để duy trì danh hiệu, chính quyền địa phương cần tiếp tục tập trung thực hiện từng lĩnh vực: quy hoạch, xây dựng, môi trường, văn hoá, du lịch... theo hướng đô thị bền vững, đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai.

Thực tế thời gian qua, TP. Huế phát triển tương đối nhanh và mạnh, có sức hút tạo sự tập trung dân cư, các hoạt động kinh tế- thương mại- du lịch và dịch vụ ngày càng sôi động. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất cập trong quá trình phát triển. Tại các khu đô thị mới, việc bố trí quỹ đất cho cây xanh, công trình giao thông, thoát nước, vệ sinh môi trường chưa hợp lý; phần lớn quỹ đất đều dành cho nhà ở, xây dựng các công trình dịch vụ.

Vấn đề môi trường đang bị đô thị hoá tác động. Nhiều ao, hồ, khu đất nông nghiệp bị san lấp để lấy đất phục vụ nhu cầu nhà ở, xây dựng khu đô thị mới. Đất trồng cây lâu năm, đất vườn cũng đang bị phân nhỏ để sử dụng cho nhu cầu xây dựng do dân số gia tăng. Diện tích các ao, hồ trong thành phố bị thu hẹp, hầu hết các hồ ở khu vực Nam sông Hương đã được san lấp, với diện tích vài trăm ha. Riêng hệ thống hồ trong và quanh khu vực Thành nội Huế mức độ san lấp ít hơn, nhưng hầu hết bị lấn chiếm, diện tích thu hẹp dần, hiện chỉ còn khoảng 40 hồ, với diện tích khoảng 50ha.

Việc phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình xây dựng làm tăng bề mặt không thấm nước và giảm bề mặt thấm nước, gây hiện tượng gia tăng các dòng chảy mặt trong đô thị, gây ngập úng trong mùa mưa.

Để đạt được mục tiêu phát triển đô thị bền vững gắn với xây dựng Huế thành một đô thị sinh thái đòi hỏi chính quyền địa phương phải lập kế hoạch sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, đề ra chính sách bảo vệ môi trường đúng đắn; đồng thời quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, xây dựng hạ tầng, chỉnh trang đô thị theo hướng bền vững, xứng đáng là thành phố di sản, thành phố festival.

Bài, ảnh: Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hạt nhân” của miền Trung

Nghị quyết 26, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị định hướng cho Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Thừa Thiên Huế - thành phố văn hóa di sản nằm giữa khu vực miền Trung với những tiềm năng, lợi thế riêng có đang đứng trước nhiều cơ hội để thúc đẩy kinh tế toàn vùng.

“Hạt nhân” của miền Trung
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

TIN MỚI

Return to top