ClockThứ Hai, 02/08/2021 06:45

Phát triển kinh tế toàn diện để tạo việc làm bền vững

TTH - Giai đoạn 2021-2025, dự báo mỗi năm, toàn tỉnh có trên 16.700 người có nhu cầu về việc làm. Để tạo việc làm ổn định, bền vững cần những giải pháp trong phát triển các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư, đổi mới hướng nghiệp cũng như cần những chính sách ưu tiên về lao động, việc làm...

Tìm việc làm cho người lao độngPhát huy các tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh, bền vững

Nhu cầu việc làm và yêu cầu hiệu suất lao động tăng, đòi hỏi cần lồng ghép những giải pháp về phát triển kinh tế, đào tạo, thông tin việc làm

Nhu cầu tăng và yêu cầu khắt khe

Những năm qua, hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn được cải thiện rõ rệt, môi trường đầu tư thuận lợi, nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhiều dự án (DA) đầu tư mới được triển khai đã tạo ra nhiều việc làm cho lao động.

Hiện nay, toàn tỉnh có 3.569 doanh nghiệp (DN) đang còn hoạt động. Từ năm 2017 đến 2020, thông qua việc lồng ghép thực hiện các chương trình, DA phát triển kinh tế - xã hội cùng sự phát triển của các DN đã góp phần giải quyết việc làm cho 41.795 lao động.

Hàng năm, tỉnh luôn quan tâm đến chương trình lao động, việc làm thông qua thực hiện lồng ghép các chương trình, kế hoạch như: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giáo dục nghề nghiệp; Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới… Tuy nhiên, việc giải quyết, đáp ứng nhu cầu việc làm của người lao động cũng như người sử dụng lao động vẫn thiếu ổn định.

Đến nay, có 602.555 lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Năm 2021, dân số trong độ tuổi lao động toàn tỉnh khoảng 671.000 người. Dự báo đến năm 2025, con số này tăng lên hơn 702.720 người, chiếm 61% so với tổng dân số của tỉnh. Giai đoạn 2021-2025, dự báo mỗi năm có khoảng 15.000 người bước vào độ tuổi lao động và có khoảng 16.760 người có nhu cầu về việc làm.

Theo Nghị quyết Đại hội  Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ tiếp tục chuyển dịch, đến năm 2025 tỷ trọng ngành du lịch, dịch vụ chiếm 53-54%; công nghiệp - xây dựng chiếm 31- 32%; nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 7- 9% trong cơ cấu kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ làm cho cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp.

Theo đó, đến năm 2025, lao động ngành du lịch, dịch vụ chiếm 44,7%; công nghiệp - xây dựng chiếm 31,8%; nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 23,5% trong số lao động làm việc trong nền kinh tế là 644.800 người.

Gỡ nút thắt bằng phát triển đa ngành nghề

Theo kết quả dự báo cung, cầu lao động của Sở LĐTB&XH, công tác giải quyết việc làm cho người lao động giai đoạn 2021- 2025 còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó có khó khăn do dịch COVID-19, thiên tai, sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn lên thành thị.

Cùng với đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành có năng suất lao động cao, hàm lượng công nghệ và chất xám cao ngày càng lớn và tỷ trọng các ngành có năng suất lao động thấp giảm đi cũng sẽ tác động đến quá trình phân công lại lao động xã hội. Những lao động không đáp ứng yêu cầu của công việc dần dần sẽ bị đào thải và được thay thế bằng lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, tác phong công nghiệp, năng suất lao động cao.

Bình quân mỗi năm, toàn tỉnh bổ sung khoảng 8.000 người vào lực lượng lao động, cung cấp một nguồn lao động dồi dào, trẻ, khỏe và năng động, đem lại nhiều cơ hội trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Cũng đồng thời với số người có việc, trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 lao động thất nghiệp.

Theo Bộ luật Lao động năm 2019, số tuổi lao động nam và nữ sẽ nghỉ hưu muộn hơn. Vì vậy, thời gian đến lực lượng lao động bước ra khỏi độ tuổi lao động sẽ giảm so với giai đoạn cũ, điều này cũng tạo thêm áp lực mới cho việc giải quyết việc làm.

Trước yêu cầu thực tế này, để giải quyết việc làm mới, nhất là tạo việc làm cho 83.400 lao động trong 5 năm tới, các ngành, các cấp chính quyền địa phương và toàn hệ thống chính trị phải tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, DA, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh quyết định và các chương trình, đề án, DA do UBND tỉnh ban hành để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Giai đoạn 2021- 2025, tỉnh sẽ giải quyết việc làm cho 83.400 lao động. Trong đó, tạo việc làm thông qua phát triển các ngành kinh tế của tỉnh cho 61.400 lao động; hỗ trợ tạo việc làm cho 12.000 lao động thông qua các DA vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm; đưa 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Giảm tỷ lệ thất nghiệp dưới mức 1,5%; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70 - 75%. 100% người lao động đến với Trung tâm Dịch vụ việc làm được tư vấn về chính sách, việc làm và học nghề, trong đó có 50% người lao động được giới thiệu việc làm và 70% trong số này tìm được việc làm.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế từ Festival Huế

Qua mỗi kỳ Festival Huế được tổ chức, bên cạnh vai trò là nơi hội tụ và giao thoa các nền văn hóa đặc sắc trên thế giới, thì việc khai thác tối đa lễ hội để phát triển kinh tế càng được thể hiện rõ ràng hơn.

Phát triển kinh tế từ Festival Huế
Việt Nam dẫn đầu top 10 quốc gia châu Á, nơi người lao động phát triển nhất

Hầu hết chúng ta dành phần lớn thời gian tại nơi làm việc, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi công việc có thể có tác động lớn đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc tổng thể. Trong khi công việc có thể gây thêm căng thẳng, buồn bã và tức giận cho cuộc sống, một số người cũng tìm thấy sự thỏa mãn, mục tiêu và hạnh phúc thông qua công việc.

Việt Nam dẫn đầu top 10 quốc gia châu Á, nơi người lao động phát triển nhất
Nỗ lực đưa những quyết sách lớn từ nghị trường vào thực tiễn

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình) được phê duyệt chủ trương đầu tư theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội, là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Nỗ lực đưa những quyết sách lớn từ nghị trường vào thực tiễn
Phát triển cẩm nang toàn cầu giúp ứng phó tình trạng nhiệt độ tăng

Các thành phố trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng nhiệt độ cao không ngừng, phá vỡ nhiều kỷ lục trong năm nay. Những tháng gần đây, các đợt sóng nhiệt đã buộc nhiều trường học từ New Delhi cho đến Manila phải đóng cửa; và những tác động sẽ trở nên tồi tệ hơn khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng.

Phát triển cẩm nang toàn cầu giúp ứng phó tình trạng nhiệt độ tăng

TIN MỚI

Return to top