ClockThứ Bảy, 16/06/2018 12:30

Phong Điền: Chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất công nghiệp

TTH - “Nhờ chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp theo hình thức chuyên canh, đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản… đã giúp Phong Điền trở thành một huyện có mức tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định", Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phong Điền Nguyễn Đại Vui thông tin.

Phát triển công nghiệp xanhPhong Điền: Khai trương Trung tâm Hành chính công huyệnPhong Điền xuống đồng chăm sóc lúa đông xuânPhong Điền: Tổ chức phiên giao dịch việc làm lần thứ I năm 2017

Vận chuyển men frit tại KCN Phong Điền. Ảnh: Thanh Hương

Từ một huyện chủ yếu là nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, Phong Điền đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, chú trọng sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, tập trung; làm thay đổi diện mạo, trở thành một huyện có thu nhập khá so với các địa phương khác trong tỉnh.

Hiện khu công nghiệp Phong Điền có diện tích khoảng 700 ha, đã thu hút được 17 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 11 nghìn tỷ đồng; trong đó nhiều công ty, nhà máy sau khi đi vào hoạt động đều có hiệu quả như xi măng Đồng Lâm, Scavi… Đây là những điểm sáng của tỉnh về thu hút đầu tư, cũng như tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 7.000 lao động là người địa phương và các huyện lân cận.

Ngoài lĩnh vực công nghiệp, Phong Điền tận dụng diện tích đất tự nhiên hơn 95.000 ha; địa hình trải dài từ vùng núi, đồng bằng đến vùng ven biển, đầm phá để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng khai thác lợi thế, tiềm năng của từng vùng, hình thành nhiều vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung, bước đầu tạo ra một số hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Hiện nay, Phong Điền đang tập trung chỉ đạo sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch như sản xuất lúa theo hướng VietGap, sản xuất lúa hữu cơ, triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết giá trị hàng hóa. Đồng thời phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại tập trung quy mô lớn.

Việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm trên cát đang mở ra hướng đi mới, mang lại giá trị kinh tế cao, trở thành "mũi nhọn" của huyện và đang từng bước khẳng định lợi thế so sánh về nuôi trồng thủy hải sản.

Cơ cấu kinh tế của Phong Điền tiếp tục chuyển dịch theo hướng nâng dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp (hiện đạt 58%) và giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp (đang còn 26%). Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân được huyện tập trung, trung bình mỗi năm huyện giải quyết được khoảng 2.000 lao động.

Ông Nguyễn Đại Vui, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phong Điền cho hay: Nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng nên thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm đạt trên 180 tỷ đồng (năm 2017, đạt 185 tỷ đồng), thu nhập bình quân đầu người đạt gần 40 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm đều qua từng năm, đến nay, còn 6,34%. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Đây là điều kiện thuận lợi để Phong Điền tiếp tục thu hút đầu tư.

Khôi Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Hương Trà ưu tiên hình thành các cụm công nghiệp

Sau khi Quy hoạch chung tỉnh Thừa Thiên Huế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND TX. Hương Trà ưu tiên xúc tiến đầu tư, huy động mọi nguồn lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các công trình trọng điểm, các cụm công nghiệp (CCN); chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục để sớm hình thành các CCN trên địa bàn.

Hương Trà ưu tiên hình thành các cụm công nghiệp
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top