ClockThứ Sáu, 04/11/2022 19:14

Tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu tập thể "Hương trầm Huế"

TTH.VN - Chiều 4/11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiến hành hội nghị nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học dự án "Tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu tập thể "Hương trầm Huế" cho sản phẩm hương trầm Thủy Xuân, TP. Huế" do Phòng Kinh tế TP. Huế chủ trì thực hiện và được Quỹ Phát triển KHCN hỗ trợ.

Xây dựng thương hiệu hương trầm Thủy XuânTạo lập, quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể sản phẩm sen HuếĐưa công nghệ vào hạ tầng du lịch và quảng bá tài nguyên văn hoá, du lịch Huế

Tờ rơi quảng bá nhãn hiệu tập thể "Hương trầm Huế"

Dự án được giao thực hiện nhằm tạo lập, bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Hương trầm Huế" cho sản phẩm hương trầm Thủy Xuân, TP. Huế. Xây dựng được hệ thống công cụ phục vụ quản lý, sử dụng, tuyên truyền và quảng bá nhãn hiệu tập thể "Hương trầm Huế" và hình thành mô hình tổ chức, quảng bá nhãn hiệu tập thể "Hương trầm Huế" trên thực tế.

Qua quá trình triển khai, dự án đã hoàn thành các nội dung: xây dựng và nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Hương trầm Huế"; xây dựng hệ thống công cụ phục vụ quản lý, sử dụng, tuyên truyền và quảng bá nhãn hiệu tập thể "Hương trầm Huế" cho sản phẩm hương trầm Thủy Xuân. Cụ thể, đơn vị đã tiến hành thu thập thông tin điều tra, khảo sát về sản phẩm hương trầm Thủy Xuân; xây dựng bản đồ khu vực địa lý tương ứng với sản phẩm; thiết kế nhãn hiệu; xây dựng mô hình tổ chức quản lý và khai thác, quy định hệ thống sử dụng, nhận diện nhãn hiệu tập thể "Hương trầm Huế"...

Làng nghề hương trầm Thủy Xuân, TP. Huế ngoài nổi tiếng với sản phẩm hương trầm còn là điểm đến tham quan của nhiều du khách

Đơn vị thực hiện dự án cũng kiến nghị tỉnh, các sở, ngành liên quan hỗ trợ áp dụng các tiến bộ KHCN vào quá trình sản xuất hương trầm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ Hội nghề Hương trầm Thủy Xuân Huế phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể và tham gia các hội chợ triển lãm; hình thành không gian thao diễn, trưng bày, bán sản phẩm Hương trầm mang nhãn hiệu tập thể Hương trầm Huế. Đồng thời, có phương án khả thi để xây dựng con đường Hương trầm Huế trên tuyến đường Lê Ngô Cát theo hướng văn minh thương mại để thu hút du lịch đến với làng nghề hương trầm Thủy Xuân...

Theo đánh giá của Hội đồng nghiệm thu dự án, dự án "Tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu tập thể "Hương trầm Huế" cho sản phẩm hương trầm Thủy Xuân, TP. Huế" phù hợp về khoa học và thực tiễn, đáp ứng các nhu cầu cấp thiết về phương diện phát triển và bảo tồn nghề truyền thống, thúc đẩy sản xuất, thương mại, dịch vụ cũng như phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của TP. Huế.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, bền vững. Ngành du lịch nói chung, du lịch Cố đô nói riêng đang thúc đẩy chuyển đổi số, gắn với công tác quảng bá và phát triển ngành công nghiệp không khói.

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số
Trồng hoa lily, hoa cúc, hoa đồng tiền từ ứng dụng công nghệ cao

Sáng 7/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiến hành nghiệm thu cấp tỉnh đối với dự án nông thôn miền núi do Trung ương quản lý: "Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình trồng hoa Lily, hoa Cúc và hoa Đồng tiền tại tỉnh Thừa Thiên Huế". Đây là dự án thuộc chương trình "Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016-2025", do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh chủ trì thực hiện.

Trồng hoa lily, hoa cúc, hoa đồng tiền từ ứng dụng công nghệ cao
Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 2: Muốn lan tỏa, thôi phụ thuộc ngân sách

Bên cạnh việc lan tỏa ra thị trường đến rộng rãi hơn với bạn đọc không những trong nước mà xa hơn là quốc tế, những ấn phẩm Tủ sách Huế về lâu dài cần được nhân rộng số lượng phát hành thông qua hình thức xã hội hóa. Xa hơn cũng cần tính toán để Tủ sách Huế thích ứng với quá trình chuyển đổi số để mọi người dễ tiếp cận. Đây là hiến kế của các chuyên gia, những người hoạt động trong lĩnh vực xuất bản khi bàn về đường hướng phát triển Tủ sách Huế không chỉ trong tương lai, mà cần hành động ngay từ bây giờ.

Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 2 Muốn lan tỏa, thôi phụ thuộc ngân sách
Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt

Chiều 17/9, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KHCN cấp tỉnh "Sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) làm thức ăn cho một số đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế tại Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện.

Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt

TIN MỚI

Return to top