ClockThứ Tư, 02/05/2018 06:30

Phủ kín, hiện đại hóa lưới điện

TTH - Trải qua 43 năm nỗ lực đầu tư và cải tạo hệ thống điện, đến nay lưới điện trung, hạ thế toàn tỉnh đạt gần 5.000 km, tăng 36 lần so với năm 1975; tỷ lệ hộ sử dụng điện trên địa bàn đạt 99,98%.

Cải tạo lưới điện nông thôn ở Quảng Điền: Năm 2018 sẽ không còn dây trầnNgầm hóa lưới điện: Không chỉ là kinh phíSửa chữa nóng lưới điện: Giảm thời gian cắt điện cho khách hàng

Nỗ lực cấp điện toàn tuyến

100% thôn, bản có điện

Thôn Sơn Thọ, xã Hương Thọ (TX. Hương Trà) một trong những thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồi núi đầu nguồn sông Tả Trạch. Giao thông cách trở, hạ tầng kỹ thuật thấp, đời sống của 39 hộ dân nơi đây hết sức khó khăn.

Đầu năm 2014, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) đầu tư gần 1,2 tỷ đồng đưa điện về thôn Sơn Thọ. Công trình  gồm 1,3 km đường dây trung áp 22kV, 1 trạm biến áp 25kVA-22/0,23kV và 1,27 km đường dây hạ áp, suất đầu tư hơn 30 triệu đồng/hộ dân.

Trưởng thôn Sơn Thọ-ông Lê Văn Tuấn nhớ lại: “Do không có điện, lại sống cách trung tâm xã 7-8 km nên trước đây sinh hoạt, sản xuất rất khó khăn. Từ ngày có điện, đời sống người dân trong thôn khấm khá lên, nhiều gia đình đã sắm ti vi, máy tính để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và học tập của con cái”.

Chủ tịch UBND xã Hương Thọ-ông Nguyễn Văn Quý thông tin, Sơn Thọ là vùng kinh tế mới, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng rừng và chăn nuôi nên trước đây 100% hộ dân đều là hộ nghèo, con cái ít được học hành do điều kiện kinh tế khó khăn. Từ ngày có điện, bà con thay đổi tập quán canh tác, lập trang trại chăn nuôi và kinh doanh thêm dịch vụ nên đời sống khá lên nhiều. Hiện, trong thôn chỉ còn lại 1 hộ nghèo, 22 hộ cận nghèo, còn lại thuộc diện khá giả.

Trước đây, từ TP. Huế lên A Lưới chỉ có duy nhất đường dây 35kV độc đạo từ trạm biến áp 220kV E6 nên khi gặp sự cố, toàn huyện A Lưới bị mất điện. Công tác khắc phục khó khăn, mất nhiều thời gian do tuyến đường dây đi qua địa hình đồi núi hiểm trở như đèo Tà Lương, A Co...

Để đảm bảo cấp điện an toàn và ổn định, PC Thừa Thiên Huế đầu tư xây dựng trạm biến áp trung gian Hồng Thủy, gồm đường dây 35kV và trạm biến áp 35/22kV- 1x3200kVA, công trình có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho hơn 12 ngàn khách hàng trên địa bàn huyện A Lưới.

Theo Phó Giám đốc Điện lực A Lưới Hồ Long, nhằm cải tạo và nâng cấp lưới điện, hiện mỗi năm đơn vị đầu tư khoảng 15 tỷ đồng để hoàn thiện lưới điện, khắc phục sự cố và thay thế các đường dây dẫn trần bằng cáp vặn xoắn đảm bảo an toàn trước và sau công tơ. Hiện, lưới điện đã phủ kín 100% số thôn, bản trên địa bàn.

“Với 21 xã, thị trấn, trong đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm khá đông, doanh số bán điện thấp nên các các công trình đưa điện về thôn, bản chủ yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị, chứ không chú trọng đến doanh thu, như cấp điện cho bản Cu Mực- Kăn Hoa (Hồng Hạ) với suất đầu tư 60 triệu đồng/hộ, hay các thôn Ta Lo, Y Ri, A Đớt...”, ông Long giải thích.

Thi công tuyến cáp ngầm cấp điện trạm biến áp Chương Đức, TP Huế

Hiện đại hóa lưới điện

Sau giải phóng, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, nguồn điện lưới quốc gia chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân nội đô, một số cơ quan và hai nhà máy nước Vạn Niên, xi măng Long Thọ với công suất tối đa 2MW/ngày.

Giai đoạn từ 1975-1989, lưới điện phát triển chậm do tình hình kinh tế khó khăn, đến năm 1991 mới có đường dây 110kV từ Bắc vào Nam và các dự án cải tạo lưới điện do nguồn vốn ODA hỗ trợ, lưới điện bắt đầu phủ khắp về các vùng nông thôn, miền núi.

Từ năm 2017, khi lưới điện toàn tuyến ổn định, ngành điện đầu tư theo hướng nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, nâng cao năng lực truyền tải và phát triển lưới điện. Năm 2018, công ty đầu tư trên 400 tỷ đồng để đạt mục tiêu nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, hướng đến một phụ tải có thể cấp điện từ nhiều nguồn nhằm hạn chế tối đa thời gian mất điện cho khách hàng, phấn đấu đến năm 2020, một khách hàng chỉ mất điện 281 phút/năm.

Trưởng phòng Quản lý đầu tư, PC Thừa Thiên Huế-ông Lê Hùng Sơn cho biết, hiện công ty đang tiếp nhận và bán điện đến 143 phường, xã, thị trấn với trên 310 ngàn khách hàng. Để hoàn thiện và phát triển lưới điện, mỗi năm công ty đầu tư khoảng 150 tỷ đồng cho các công trình, trong đó tập cho các nhánh rẽ, cải tạo và hoàn thiện hệ thống điện ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa; nâng cấp lưới điện khu vực trung tâm thành phố. Công ty đã đầu tư trang thiết bị và hệ thống công nghệ phục vụ công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa nóng lưới điện, đảm bảo nguồn điện ổn định cho các nhà máy, xí nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.

Được đầu tư theo hướng hiện đại hóa lưới điện, đến nay, tại TP.Huế, các tuyến đường chính như Chu Văn An, Võ Thị Sáu, Lê Lợi, Hùng Vương... được đầu tư ngầm hóa với kinh phí hơn 27 tỷ đồng. Các công trình khép vòng lưới điện và nâng dung lượng các trạm biến áp tại các địa điểm trung tâm thành phố, nơi thường xuyên tổ chức các lễ hội lớn như Kỳ đài, Quảng Trường Ngọ Môn, Chương Đức, Hiển Nhơn, Cung An Định… cũng được đầu tư với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng.

Giám đốc PC Thừa Thiên Huế- ông Hà Thanh Long thông tin, hiện công suất hệ thống toàn tỉnh đạt 561MW, trong đó công suất sử dụng năm 2017 đạt 263MW, tăng 114 lần so với năm 1975; số khách hàng sử dụng điện đạt trên 310 ngàn người, tăng 116 lần; lưới điện trung, hạ thế đạt gần 5 ngàn km. Hiện, toàn tỉnh có trên 2.200 trạm biến áp, sản lượng điện thương phẩm đạt 1,665 tỷ kWh, tăng 167 lần so với năm 1975.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bất cập hạ tầng lưới điện:
Cần có lộ trình để giải quyết dứt điểm - Bài 3: Hoàn thiện hạ tầng, chuyển “mạng nhện” xuống lòng đất

Xử lý rốt ráo các hành vi làm mất an toàn lưới điện; có cơ chế di dời trụ điện, đường dây điện bất hợp lý ra khỏi khu dân cư… chỉ là những lát cắt nhỏ trong tổng thể giải pháp giải quyết bất cập hạ tầng lưới điện hiện nay. Ngoài việc đầu tư hạ tầng lưới điện, trước thực tế dây điện như mê cung trên không đang tồn tại phổ biến thì các cơ quan chức năng cần có giải pháp dài hơi, đặc biệt trong thời điểm đô thị Huế đang tiến lên Trung ương.

Cần có lộ trình để giải quyết dứt điểm - Bài 3 Hoàn thiện hạ tầng, chuyển “mạng nhện” xuống lòng đất
Bất cập hạ tầng lưới điện:
Cần có lộ trình để giải quyết dứt điểm - Bài 1: Chưa theo kịp sự phát triển

Hiện nay, cột điện nằm trong khuôn viên nhà dân, đi qua khu dân cư; hệ thống dây điện tựa mạng nhện trên không gian là vấn đề lớn từ đô thị đến nông thôn. Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của các hộ dân, thậm chí là mối nguy gây chết người. Giải quyết rốt ráo vấn đề trên, hướng tới cấp điện an toàn, bền vững cần phải có lộ trình cụ thể và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa ngành điện và địa phương, cũng như các hộ dân có liên quan.

Cần có lộ trình để giải quyết dứt điểm - Bài 1 Chưa theo kịp sự phát triển
Hiện đại hóa dịch vụ hỗ trợ lao động tìm kiếm việc làm

Người tìm việc và việc cần tìm người thời gian qua vẫn chưa có sự liên thông mạnh mẽ. Nhà tuyển dụng vẫn chưa gặp được người lao động và ngược lại, người lao động vẫn còn e dè chưa dám đến gõ cửa đơn vị tuyển dụng. Việc thông tin, kết nối để các bên gặp nhau và để cân bằng cán cân giữa cung - cầu về lao động và việc làm đang được tỉnh đẩy mạnh với nhiều giải pháp.

Hiện đại hóa dịch vụ hỗ trợ lao động tìm kiếm việc làm
Hiện đại hóa đánh bắt xa bờ

Khai thác hải sản giữa đại dương mênh mông thì phải đầu tư trang thiết bị hỗ trợ, máy dò cá và ngư lưới cụ hiện đại mới có thể mang lại hiệu quả.

Hiện đại hóa đánh bắt xa bờ

TIN MỚI

Return to top