ClockThứ Năm, 10/09/2015 17:03

Thủy lợi xuống cấp, sản xuất khó khăn

TTH - Toàn huyện A Lưới có 62 công trình hồ chứa thủy lợi, hơn 60km kênh mương lớn nhỏ, phục vụ tưới tiêu và cung cấp nguồn nước cho 1.058 ha lúa hai vụ, hơn 300 ha ao cá. Thế nhưng, trải qua thời gian cộng với thiên tai đang làm nhiều công trình xuống cấp, hư hỏng khiến sản xuất nông nghiệp khó khăn.
Nhiều tuyến kênh mương ở xã A Ngo đắp bằng đất, thiếu kinh phí đầu tư

Ghi nhận tại địa phương huyện miền núi này cho thấy, nhiều công trình thủy lợi nhỏ phục vụ tưới tiêu đang xuống cấp, thiếu kinh phí sửa chữa dẫn đến không phát huy hiệu quả làm năng suất cây trồng thấp, nhiều nơi vụ hè thu phải bỏ hoang vì không có nước.

 
Tại xã A Ngo, anh Hồ Văn Na, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã cho biết: “Địa phương có 5 công trình hồ chứa thủy lợi, đập, kênh mương gồm Cân Đôn A, Cân Đôn B, Cân Đôn C, Quảng Mai, A Lá, phục vụ tưới tiêu, cung cấp nguồn nước cho 103 ha lúa hai vụ và 14 ha ao cá. Nhưng vụ đông xuân thì sản xuất được, còn hè thu thường rất khó khăn do nguồn nước tưới không đủ”. Quan sát của chúng tôi, hồ chứa Cân Đôn A và Cân Đôn B phục vụ tưới tiêu cho khoảng 60 ha lúa, đập tràn và cống đang xuống cấp, bị cát bồi lắng. Ông Nguyễn Sưu (thôn Vân Trình, xã A Ngo) nói: “Trước đây 4 sào lúa mình làm cũng có ăn. Từ khi công trình đập Cân Đôn B bị xuống cấp, năng suất lúa thấp, chỉ hơn tạ/sào mà thôi.”
“Hằng năm, công ty cũng đã đầu tư kinh phí cho việc sửa chữa nâng cấp hệ thống kênh mương hồ đập do công ty quản lý ở địa bàn A Lưới. Tuy nhiên, do các công trình thủy lợi ở đây đã đầu tư lâu năm, lại chịu tác động của thiên tai, thời tiết trong khi nguồn vốn duy tu bảo dưỡng hàng năm còn hạn chế nên chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra”- ông Đỗ Văn Đính, Giám đốc Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh cho biết.
Tại xã Hồng Bắc, có 2 công trình thủy lợi gồm hồ A Nin 1 và hồ A Nin 2 phục vụ tưới tiêu cho 77 ha lúa 2 vụ. Ông Lê Văn Thiện, Chủ tịch UBND xã Hồng Bắc cho hay, hiện một số hạng mục của công trình thủy lợi kênh mương trên địa bàn đang xuống cấp nên sản xuất của bà con gặp khó khăn. Cần nâng cấp, kiên cố hóa cụm đầu mối hồ A Nin 1 và kiên cố hóa 1km kênh của hồ A Nin 2. Tuyến kênh này phục vụ tưới 20 ha lúa cho hai thôn Lê Nin và Lê Lộc hiện đang được đắp tạm bằng đất, bị sạt lở nhiều trong mưa bão.
Một số địa phương như xã A Roàng, Bắc Sơn cũng có nhiều hệ thống kênh mương đang xuống cấp do chịu tác động của thời tiết mưa bão và con người, gây khó khăn trong sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản của bà con nơi đây.
Ông Văn Lập, Trưởng phòng NN&PTNT huyện A Lưới thông tin: “Từ mùa mưa lũ năm 2012, các công trình bắt đầu bị hư hỏng, xuống cấp. Hàng năm, phòng kết hợp với chính quyền địa phương có nhiều biện pháp gia cố, sửa chữa tạm thời các kênh mương hư hỏng, hạn chế tối đa những diện tích bà con bỏ hoang do thiếu nước; mùa mưa bão tuyên truyền người dân tháo hệ thống ống dẫn nước tưới tránh bị lũ cuốn trôi. Tuy nhiên, vẫn chỉ là giải pháp tạm thời.”.
Ông Lập cho biết thêm, hiện nay đa số các hệ thống kênh mương bị xuống cấp một phần do trước đây xây dựng chủ yếu bằng nguyên liệu bờ lô nên qua thời gian đã mục. Trong khi đó, việc sửa chữa chủ yếu mang tính “chắp vá” từ những công trình nhỏ, do nguồn kinh phí khó khăn.
A Lưới là vùng núi cao, địa hình phức tạp, diện tích đất canh tác không tập trung. Vì thế, cần quy hoạch, sửa chữa, nâng cấp các công trình đã có và tìm kiếm những công trình nhỏ, hợp lý để tưới trong địa bàn từng xã là cần thiết.
Ông Nguyễn Sơn Hải, chuyên viên phụ trách thủy lợi, Phòng NN&PTNT huyện A Lưới cho rằng, trước mắt cần rà soát, đánh giá lại năng lực thực tế so với nhiệm vụ thiết kế ban đầu của các công trình để đề ra chương trình nâng cấp và hoàn chỉnh các công trình thủy lợi đã có và cần bố trí nguồn vốn xây dựng các công trình mới nhằm chủ động phá huy và nâng cao hiệu quả.
Hà Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số

Với mục tiêu đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong hành trình thoát nghèo bền vững, thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến người dân để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số
Giải phóng mặt bằng phải “đi trước một bước”

Dự án thi công chậm, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công không đáp ứng được theo yêu cầu, nguyên nhân bắt nguồn từ những vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Dù vậy, vẫn chưa có một kịch bản cụ thể nào cho công tác giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án trọng điểm nhằm giải bài toán vướng mắc trong đầu tư

Giải phóng mặt bằng phải “đi trước một bước”
Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung: Cần không gian đúng nghĩa

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (gọi tắt Bảo tàng) được thành lập từ năm 2009 và chính thức mở cửa không gian trưng bày mẫu vật từ năm 2020. Tuy còn "sơ khởi", nhưng các khu trưng bày của Bảo tàng đã thu hút nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới trẻ đam mê đến tìm hiểu, trải nghiệm về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung Cần không gian đúng nghĩa

TIN MỚI

Return to top