ClockThứ Tư, 24/11/2021 14:13

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng lưới điện

TTH - Để đảm bảo cấp điện liên tục, an toàn và ổn định góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện (ĐTCCCĐ) phục vụ sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của người dân cũng như công tác phòng, chống dịch COVID-19, năm 2021, Công ty Điện lực (PC) Thừa Thiên Huế ưu tiên nguồn vốn đầu tư hạ tầng lưới điện toàn tỉnh.

Hiện đại hóa hạ tầng lưới điện theo định hướng lưới điện thông minhĐảm bảo cấp điện mùa nắng nóngƯu tiên nguồn lực đầu tư phát triển lưới điện

 Đầu tư hạ tầng lưới điện nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện

Hoàn thiện hạ tầng

Những tháng cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các trận bão lũ, gây hư hỏng và thiệt hại nặng nề đến hạ tầng lưới điện. Bão tan, PC Thừa Thiên Huế đã dốc toàn lực khẩn trương khắc phục hậu quả nặng nề của thiên tai nhằm khôi phục cấp điện cho Nhân dân và các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng. Sau khi hoàn tất công tác khôi phục, sửa chữa hệ thống điện do bão, công ty hoàn thành thủ tục đăng ký nhu cầu vật tư thiết bị cho các công trình lưới điện của năm.

Trong năm 2021, công ty đã đầu tư hơn 550 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa lưới điện, trong đó chi phí đầu tư, sửa chữa lớn lưới điện toàn tỉnh gần 300 tỷ đồng, gồm dự án (DA) cải tạo và phát triển lưới điện trung hạ áp khu vực trung tâm huyện lỵ, thành phố trên địa bàn tỉnh có tổng mức đầu tư hơn 205 tỷ đồng, DA hoàn thiện lưới điện phân phối với tổng mức đầu tư 53,5 tỷ đồng, các DA này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2021.

Để nâng cao ĐTCCCĐ, hiện công ty đang triển khai một số DA trọng điểm, đó là DA do PC Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 43 tỷ đồng, bao gồm DA nâng cao khả năng truyền tải lưới điện khu vực Bắc Hiền - Quảng Thái, cấp điện cho Công ty TNHH Công nghệ Bảo hộ Kanglongda Việt Nam, hoàn thiện lưới điện 22kV Vinh An đi Vinh Hưng và DA nâng cao khả năng truyền tải lưới điện khu vực Khu công nghiệp (KCN) Phú Đa.

Hiện, công ty đang triển khai đồng loạt các DA nâng cao ĐTCCCĐ, xử lý mất an toàn, tự động hóa lưới điện trên phạm vi toàn tỉnh. Trong đó có DA do Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 561 tỷ đồng, bao gồm Trạm biến áp (TBA) 110kV Huế 4 và đấu nối với mức đầu tư hơn 249 tỷ đồng, TBA 110kV KCN Phú Bài 2 và đấu nối gần 140 tỷ đồng, TBA 110kV Vinh Thanh và đấu nối hơn 118 tỷ đồng, phấn đấu đưa vào vận hành các DA vào cuối năm 2022.   

Hiện đại hóa lưới điện

Theo lãnh đạo PC Thừa Thiên Huế, về lâu dài, ngành điện tập trung đầu tư hoàn thiện và hiện đại hóa lưới điện. Thực tế cho thấy, hệ thống điều khiển xa SCADA rất hiệu quả trong công tác vận hành trong các tình huống thiên tai. Hằng năm, ngành điện xây dựng kế hoạch đầu tư từ 200-300 tỷ đồng để phát triển nguồn, lưới điện nhằm cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng nâng cấp nguồn lưới theo tiêu chí N-1, đáp ứng yêu cầu giảm tổn thất điện năng, nâng cao ĐTCCCĐ, đảm bảo kết cấu lưới điện ổn định trong các tình huống thiên tai.

Bên cạnh đó, ngành điện tập trung đầu tư ứng dụng các công nghệ hiện đại để hoàn thiện hệ thống đo đếm thông minh, hoàn thiện hệ thống giám sát điều khiển xa SCADA/DMS, ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin vào sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện, đáp ứng yêu cầu sản xuất, sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Để tiếp tục hoàn thiện hạ tầng lưới điện theo định hướng lưới điện thông minh, hiện PC Thừa Thiên Huế đã xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng, sửa chữa lưới điện năm 2022 với tổng mức đầu tư 265 tỷ đồng. Trong đó, dự kiến bố trí 18,5 tỷ đồng để triển khai di dời các cột điện ảnh hưởng đến an toàn giao thông và đi qua phần đất ở của các hộ dân theo đề xuất của các ban, ngành. Trong quá trình triển khai, công ty sẽ phối hợp với các cấp chính quyền và bám sát theo quy hoạch, chương trình xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Ngoài ra, đơn vị đang báo cáo EVNCPC kế hoạch đầu tư xây dựng TBA 110kV KCN Phong Điền với tổng mức đầu tư là 140 tỷ đồng, dự kiến sẽ triển khai vào năm 2022 và đưa vào vận hành trong năm 2023 nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN.

Bài, ảnh: Minh Thư

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
Đầu tư cho học sinh đi thi quốc tế

Để ươm mầm cho học sinh đi thi và đoạt giải quốc tế, Trường THPT chuyên Quốc Học – Huế xây dựng lộ trình bồi dưỡng bài bản. Đằng sau những tấm huy chương là không ít mồ hôi, công sức của thầy và trò.

Đầu tư cho học sinh đi thi quốc tế
Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí

Hãng tin Reuters dẫn lời Chính phủ Azerbaijan, chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc 2024 (COP29) cho biết, nước này sẽ bảo vệ quyền của các quốc gia sản xuất dầu khí được đầu tư vào lĩnh vực này; đồng thời nhấn mạnh, bất chấp các mục tiêu về khí hậu, nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch vẫn còn đang rất cao.

Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí

TIN MỚI

Return to top