ClockThứ Tư, 26/08/2020 07:00

Vùng đông đã sáng

TTH - Không ít lần qua vùng đông Phú Lộc tôi bị ám ảnh về những dấu chân người không rõ hình hài vì cát. Cát nóng bỏng dưới chân, cát đã trút cạn bao mồ hôi của bao phận người... Và cũng những vùng quê ấy nhưng hôm nay đã đổi thay từng ngày.

Niềm vui mới của học trò vùng đầm pháTrao hơn 5.000 cây vả giống tại Phú Lộc nhằm phát triển nguồn nguyên liệuSẽ nhân rộng xe đẩy thuyền ở vùng ven biển đầm phá

Diện mạo Khu công nghiệp ở Lộc Vĩnh. Ảnh: Công Minh

Gần hơn với phố

Xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc hầu như chẳng có “đặc sản” gì ngoài cát trắng. Bao đời người dân nơi chỉ quanh quẩn với những rẫy dưa, khoai môn, mía... Ngay cả người già mỗi khi nhắc đến quá khứ như nhắc điều gì đó cùng cực nhất cũng vì cát.

Chị Hồ Thị Cam, sống ở thôn Viễn Trình, Phú Đa, Phú Vang về  làm dâu ở Vinh Hưng từ cuối thập niên 80 kể lại những ngày đầu theo chồng mà khóc vì những con đường đầy cát.

Cuộc sống của chị Cam giờ đã khác, nhưng trong ký ức vẫn hằn in những ngày lội bộ 10 -12 cây số trên những triền cát đưa sản phẩm gia đình “lên phố” giao thương.

Nói "phố" cho oai, thực ra lên xã Vinh Thanh hay ngược về Vinh Hiền, vì hồi ấy nơi đây có chợ giao thương hàng hóa đông hơn. Hôm nào hàng hóa "sôm" hơn thì chị thức dậy từ 3-4 giờ sáng, đến chợ Vinh Thanh vượt đò ngang qua Viễn Trình, Phú Đa bắt xe khách lên Huế để bán được giá.

Có hôm bán hàng sớm chị không muốn trở về nhà vào ban trưa vì sợ cát. Hình ảnh những đôi chân trần băng qua các triền cát như thế tôi không chỉ nghe lời chị Cam kể mà thấy rõ khi mỗi dịp hè về thăm chị gái dạy học ở Vinh An, Phú Vang. Từ đó có cảm giác rằng người dân bên kia phá Tam Giang-Cầu Hai ngày ấy thu mình đâu đó phía dưới mà nhìn lên phố, với cách gọi có vẻ vừa ngưỡng vọng, vừa ước ao.

Khoảng cuối năm 1990, tuyến đường cấp phối nối từ Vinh Thanh,Vinh An (Phú Vang) về Vinh Hưng, Vinh Mỹ bắt đầu hình thành trong sự ngỡ ngàng của người dân vùng cát. Sau đó điện cũng từng bước kéo về mỗi làng nhờ sự năng động của cán bộ lãnh đạo địa phương.

Đến năm 2000 và sau đó, tuyến đường này nâng cấp nhựa hóa mang tên QL49B (nối thị trấn Thuận An đến Vinh Hiền, Phú Lộc), cây cầu Trường Hà băng phá Tam Giang- Cầu Hai-sự kiện lịch sử của người dân Phú Vang cũng ra đời. Thế là người dân nơi vùng cát một mạch êm ru mà không phải oằn mình lội qua cát lầy như dạo trước.

Ông Lê Văn Hùng, nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Hưng nhớ lại, từ khi có đường và cầu không riêng vùng quê ông mà người dân dọc QL49B cũng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Những đồng màu, ô tôm, bò đàn bên chân phá hiệu hữu phá thế độc canh cây lúa. Bây giờ mùa nào thức nấy, sản phẩm làm ra theo người đi ô tô trao đổi khắp nơi.

Anh Phan Viết Hiền, Bí thư Đảng ủy xã Giang Hải, đơn vị vừa sát nhập hai xã Vinh Hải và Vinh Giang, huyện Phú Lộc chia sẻ, khi có đường QL49B đi qua, ngay ruộng dưa hấu quê anh bà con làm ra cũng trở về đúng giá trị thực, có "đẳng cấp" hơn, không còn chuyện tư thương ép giá như trước. Một thay đổi lớn nhưng người dân tưởng chừng rất nhỏ...

Rời biển vào nhà máy

Cũng thay đổi từ cát nhưng những làng quê ở vùng đông Phú Lộc đều có mẫu số chung-đời sống người dân đã khá lên. Không nói đâu xa, đó là xã Lộc Vĩnh vốn một thời gọi là "vùng trắng" cách mạng, cát bay cát nhảy làm cho nhiều phận người long đong một nắng hai sương.

Chị họ tôi nhà cách biển Bình An mấy chục bước chân, hàng ngày sấp mặt với cát và biển. Sáng chưa tỏ mặt đã xuôi ngược chợ cá, trở về nhà thì khuya. Mấy năm nay cá, mắm long đong, chị than biển “đói”. Chị thất nghiệp, chồng đi làm thợ "đụng", hai cháu lớn mới học ra trường không có việc làm phải vào nam.

Hôm về công tác ở xã Lộc Vĩnh ghé thăm, chị khoe chồng đi làm công nhân nhà máy bánh gạo ở làng bên thuộc xã Lộc Tiến, mỗi tháng gần 6 triệu đồng được bao thêm cơm trưa. Vừa kể chị mừng ra mặt, bởi ít ra mỗi tuần anh cũng có một ngày nghỉ để vui vầy cùng vợ con. Ở quê biển Bình An nhiều người như anh cũng trở thành công nhân vào nhà máy bánh gạo, hoặc vào công ty chế biến dăm gỗ xuất khẩu... Chưa bàn đến lương tiền nhưng họ đã thảnh thơi hơn, ổn định hơn. 

Cũng dịp này, tình cờ gặp bạn của đồng nghiệp, anh chia sẻ nhiều chuyện vui ở vùng quê này. Anh năm nay 42 tuổi đã có nhiều năm bôn ba ở TP. Hồ Chí Minh, rồi về xin vào làm nhân viên quản lý nhân sự ở Laguna Lăng Cô-khu du lịch mang thương hiệu quốc tế của tập đoàn Singapore đầu tư ở phía đông bắc xã Lộc Vĩnh. Bây giờ anh đã hài lòng với công việc, được sống gần nhà và vợ con.

Tôi cũng vui lây khi được anh Nguyễn Văn Thừa, Bí thư Đảng ủy xã Lộc Vĩnh thông tin, gần đây nhiều dự án, công trình lớn ở khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô ra đời làm nhịp sống không riêng làng Bình An, mà Phú Hải, Cảnh Dương... trở nên nhộn nhịp. Nhiều khu dân cư vốn vắng lặng đầy nắng cát, bây giờ nhà cửa mọc lên kiên cố, xen lẫn với hàng quán, dịch vụ hàng hóa. Ngay ngã tư ngang qua trung tâm xã về biển Bình An cách đây không lâu vắng người, cát nóng bỏng chân, nay hai bên có nhiều khách sạn, nhà nghỉ, những tiệm ăn, quán cà phê đẹp. Nơi đây, mỗi ngày đã có những chuyến xe nội, ngoại tỉnh vào ra trao đổi hàng hóa và vận chuyển khách đi, đến mọi nơi.

Vùng cát Lộc Vĩnh đã "trở mình", những con người ở đây cũng khát khao và nhạy bén để đón lấy cơ hội mới. Họ không xa biển, nhưng có thể tìm được một công việc phù hợp ngay trên mảnh đất quê hương, với một cuộc sống tốt hơn.

Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Dùng 20 triệu đồng “buôn” ma túy, lĩnh án 17,5 năm tù

Chiều 3/4, Toà án Nhân dân tỉnh tuyên phạt 17 năm 6 tháng tù với hai bị cáo Huỳnh Hạnh (SN 1993) và Hoàng Như Nghĩa (SN 2000, cả hai đều trú tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc) về tội “mua bán trái phép chất ma tuý”.

Dùng 20 triệu đồng “buôn” ma túy, lĩnh án 17,5 năm tù
Phú Lộc: Tập trung nguồn lực giảm nghèo và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

Chiều 1/4, Huyện ủy Phú Lộc tổ chức hội nghị lần thứ 16, khóa XV (mở rộng), nhiệm kỳ 2020 - 2025 để đánh giá sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Huyện ủy về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết 05 của Huyện ủy về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và thực hiện quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Phú Lộc Tập trung nguồn lực giảm nghèo và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Return to top