ClockThứ Hai, 09/04/2012 09:32

Hội nghị Liên đoàn các thành phố lịch sử góp phần nâng cao vị thế của TP Huế

TTH - Từ ngày 16 đến 18/4, (sau khi Festival Huế 2012 vừa kết thúc), tại TP Huế sẽ diễn ra một hội nghị quốc tế: Hội nghị toàn thể Liên đoàn các TP lịch sử (gọi tắt là LHC) lần thứ 13. Để hiểu về những vấn đề liên quan đến hội nghị, phóng viên (PV) Báo Thừa Thiên Huế có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đăng Thạnh, Phó Chủ tịch UBND TP Huế.

PV: Thưa ông, sắp tới, TP lịch sử Huế là TP đầu tiên của Đông Nam Á đăng cai tổ chức hội nghị này. Vậy, xin ông cho biết về mục tiêu cũng như quá trình hoạt động của LHC?

Ông Nguyễn Đăng Thạnh: LHC là một tổ chức quốc tế được thành lập năm 1994, tập hợp các TP lịch sử trên thế giới. Thông qua các hoạt động, LHC thiết lập và tăng cường trao đổi thông tin kỹ thuật, các chính sách, giải pháp kinh tế, xã hội góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử phục vụ cho công cuộc phát triển của mỗi TP thành viên cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của nhân loại. Liên đoàn hiện có 92 TP thành viên của 57 quốc gia. Ban chấp hành LHC có 8 TP đại diện cho các khu vực trên thế giới, do Thị trưởng TP Kyoto (Nhật Bản) làm Chủ tịch, trụ sở và Ban thư ký giúp việc đóng tại TP Kyoto.

Trở thành thành viên của LHC từ năm 2006, tại Hội nghị toàn thể LHC lần thứ 12 diễn ra ở TP Nara (Nhật Bản) vào tháng 10/ 2010, TP Huế được chọn là TP chủ nhà của Hội nghị toàn thể LHC lần thứ 13 tổ chức vào năm 2012 này.

PV: Vậy TP Huế đã đúc rút được kinh nghiệm gì sau 6 năm trở thành thành viên của LHC?

Ông Nguyễn Đăng Thạnh: TP Huế đã tích cực tham gia vào các sinh hoạt của LHC, chủ yếu tại các diễn dàn và Hội nghị toàn thể LHC được tổ chức định kỳ 2 năm một lần. Kinh nghiệm rút ra từ các hoạt động trao đổi thực tiễn của Huế tập trung vào việc xây dựng các thiết chế quản lý của chính quyền TP trong việc phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời, bảo tồn các giá trị lịch sử của đô thị thông qua khuyến khích xây dựng và thực hiện các phúc lợi xã hội cho người dân, vừa làm giàu vốn văn hóa của địa phương, vừa đóng góp vào việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa-xã hội của nhân loại nói chung.

PV: Với nhiều thành viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, vậy TP đã có những chuẩn bị như thế nào để hội nghị được tổ chức thành công?

Ông Nguyễn Đăng Thạnh: Theo nguyên tắc chung của LHC, trước khi diễn ra hội nghị toàn thể, Ban chấp hành của Liên đoàn sẽ tổ chức họp tại TP chủ nhà trước một năm để soát xét công tác chuẩn bị. Tháng 6-2011, Ban chấp hành của LHC đã phối hợp với TP Huế tiến hành Hội nghị Ban chấp hành nhằm thống nhất với TP chủ nhà về chủ đề, thời điểm tổ chức hội nghị, đồng thời tiến hành khảo sát, kiểm tra và thống nhất kế hoạch tổ chức, cơ sở hậu cần...

Với tư cách là TP chủ nhà, sau hội nghị nói trên, TP Huế đã tích cực triển khai công việc chuẩn bị. Tính đến nay, rất nhiều hạng mục, nội dung công việc liên quan đến công tác tổ chức đã được phân công triển khai. UBND TP đã ra quyết định thành lập các ban chuyên môn để tham mưu và giúp lãnh đạo TP thực hiện các công việc liên quan đến công tác tổ chức.

Về phần nội dung, bên cạnh chủ đề chính của hội nghị là “Xác định các thách thức phổ quát của di sản và các giải pháp”, Ban tổ chức đã xây dựng và đề xuất nội dung liên quan cho các phiên thảo luận tại các tiểu ban, nhằm mục đích tạo ra một diễn đàn đa dạng và sâu rộng cho các hướng tiếp cận khác nhau về di sản: Diễn đàn thanh niên: “Nhận thức và hành động của giới trẻ trong việc phát huy các giá trị di sản văn hoá truyền thống”, hội thảo dành cho các chuyên gia: “Những thách thức và rào cản đối với vấn đề di sản công nghiệp ”, hội thảo bàn tròn dành cho thị trưởng và đại diện các TP: “Chính sách và hoạt động thực tiễn của chính quyền địa phương đối với di sản”. Bên cạnh việc mời các chuyên gia văn hóa và di sản của địa phương tham gia xây dựng nội dung và có bài tham luận tại các diễn đàn chuyên môn, Ban tổ chức đã chính thức mời ông Nakagawa Takeshi, Giáo sư Trường ĐH Waseda, Nhật Bản - Tổng giám đốc chương trình bảo vệ Angkor của Chính phủ Nhật Bản tại Campuchia - Giám đốc Viện nghiên cứu di sản thế giới của UNESCO làm người thuyết trình chính tại Lễ khai mạc hội nghị. Ngoài ra, đại diện lãnh đạo của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch, các địa phương có di sản được UNESCO công nhận tại Việt Nam và các TP thành viên của LHC cũng được mời tham gia trình bày tham luận tại Lễ khai mạc, cũng như tại các phiên thảo luận chuyên môn.

Công tác hậu cần và thư ký đang được gấp rút chuẩn bị với các kế hoạch tuyên truyền, quảng bá cho sự kiện, gắn với việc tuyên truyền cho Festival 2012 và Hội nghị LHC... Tính đến nay, đã có gần 300 đại biểu (149 khách quốc tế) của 24 TP thành viên (trên tổng số 92 TP thành viên) đến từ 16 quốc gia (trên tổng số 56 quốc gia) đăng ký tham dự và có bài trình bày tại Hội nghị.

Chúng tôi hy vọng với sự chuẩn bị chu đáo của Ban tổ chức, sự phối hợp tích cực của các đối tác và sự hỗ trợ nhiệt tình của lãnh đạo các cấp từ địa phương đến Trung ương, sự kiện quốc tế nói trên cùng với Festival Huế 2012 và các sự kiện văn hóa-du lịch quan trọng khác được tổ chức xuyên suốt trong năm tại địa phương sẽ thu được thành công nhất định, góp phần tạo nên dấu ấn riêng cho Năm Du lịch Quốc gia Bắc Trung bộ 2012 mà Huế là một điểm nhấn quan trọng. Việc tổ chức thành công Hội nghị LHC cũng sẽ góp phần nâng cao vị thế của TP Huế trong các quan hệ hợp tác quốc tế; đồng thời, góp phần quảng bá cho du lịch và hình ảnh của Huế đối với các nước trên thế giới.

PV: Xin chân thành cám ơn ông và chúc Hội nghị LHC đạt được những kết quả tốt nhất.

Bích Thùy (thực hiện)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gỡ “nút thắt” giao thông phía tây vào cao tốc

Nhiều năm qua, giao thông tại các cửa ngõ vào TP. Huế rơi vào tình trạng quá tải, đặc biệt hướng phía tây thuộc Quốc lộ (QL) 49A nối trung tâm thành phố vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn thường xuyên ùn tắc cần phải sớm mở rộng.

Gỡ “nút thắt” giao thông phía tây vào cao tốc
Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Công bố quyết định kiểm toán các dự án xây dựng cầu và đường ven biển

Ngày 2/5, Kiểm toán Nhà nước phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tổ chức công bố quyết định kiểm toán Dự án (DA) thành phần 2: Cầu Nhật Lệ 3 (DA đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3, tỉnh Quảng Bình) và đường 2 đầu cầu (DA Tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An).

Công bố quyết định kiểm toán các dự án xây dựng cầu và đường ven biển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang vỉa hè

Thành phố Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng đô thị Huế bắt đầu từ những dự án (DA) chỉnh trang vỉa hè, hạ lề các tuyến đường ở khu vực trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và du khách.

Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang vỉa hè
Return to top