ClockThứ Hai, 11/04/2016 10:44

Không chủ quan sẽ tránh được tai nạn trên biển

TTH - Cháy nổ, tàu cá bị chìm không còn là chuyện mới và từng được cảnh báo, song nhiều ngư dân vẫn còn chủ quan dẫn đến tai nạn đáng tiếc.

Tai nạn

Hơn hai mươi ngày trôi qua, chủ tàu Trương Viết Rơ ở thôn An Dương, xã Phú Thuận (Phú Vang) và các thuyền viên vẫn chưa hết bàng hoàng, lo lắng sau vụ nổ bình ắc quy. Ông Rơ kể: “Vào rạng sáng 18/3, tàu cá của ông (số hiệu TTH-96046) chở 10 thuyền viên trên đường trở về chỉ còn cách bờ vài trăm mét thì bất ngờ từ khoang tàu phát ra tiếng nổ lớn. Hai thuyền viên bị hất văng xuống biển, các bạn thuyền còn lại bị cháy bỏng”. Nghe tiếng nổ lớn, các tàu gần đó đã đến cứu hộ, đưa các thuyền viên vào bờ cấp cứu. Rất may, tất cả thuyền viên không ai bị thương nặng. Sau khi đưa tàu vào bờ kiểm tra, nguyên nhân sự cố nổ là do hệ thống điện, ắc quy qua nhiều năm sử dụng chưa được kiểm tra, sửa chữa. Tuy không thiệt hại lớn về người, nhưng một số bộ phận trên tàu bị vỡ, hư hỏng nặng, kinh phí sửa chữa, khắc phục vài trăm triệu đồng.

Một chuyến vươn khơi

Ông Rơ thừa nhận, việc cháy nổ tàu cá cũng đã từng xảy ra một vài vụ từ nhiều năm trước. Mấy năm gần đây, hầu hết các tàu cá đều đảm bảo an toàn nên nhiều ngư dân tỏ ra chủ quan. Các vụ nổ chủ yếu là do chập điện, hay nổ bình ắc quy… Qua sự cố nổ tàu mới đây đã cảnh báo ngư dân không thể mất cảnh giác, lơ là trước những tai nạn trên biển có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Càng thận trọng, cảnh giác thì nguy cơ tai nạn sẽ hạn chế tối đa.

Ngoài yếu tố chủ quan, gần đây nhiều vụ tai nạn trên biển liên tục xảy ra do tàu mắc cạn, bị sóng đánh chìm gây thiệt hại về tài sản và tính mạng. Nguyên nhân là do luồng lạch tại các âu thuyền, bến cảng bị bồi lắng ngày càng nghiêm trọng. Cách đây khoảng hai năm đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng, đó là tàu cá của ông Hồ Văn Hiền ở thị trấn Thuận An, số hiệu TTH-26669 bị mắc cạn, sóng đánh chìm khiến 4 thuyền viên thiệt mạng. Gần đây, tàu cá TTH-95141 của ông Huỳnh Văn Lân ở xã Phú Hải (Phú Vang) bị mắc cạn tại cửa biển Thuận An bị sóng đánh chìm. Tuy không thiệt hại về người, nhưng tàu hư hỏng nặng, thiệt hại khoảng 300 triệu đồng. Sau đó, còn một số vụ tai nạn tương tự xảy ra.

Cảnh báo

Những chuyến vươn khơi của ngư dân luôn đối diện nguy cơ tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu chủ quan, mất cảnh giác. Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận (Phú Vang) - Nguyễn Quang Dân bày tỏ, ngoài ý thức của ngư dân, việc đảm bảo an toàn cho tàu cá ra khơi cũng là trách nhiệm của cộng đồng, chính quyền địa phương. Nhiều chuyến kiểm tra, tuyên tuyền, vận động ngư dân trang bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện cứu hộ, cứa nạn trước khi ra khơi đã được chính quyền địa phương triển khai thực hiện. Việc kiểm tra an toàn hệ thống máy móc, điện, ắc quy, thông tin liên lạc… được lưu ý, song một số chủ tàu vẫn còn chủ quan dẫn đến tai nạn đáng tiếc. Sau các vụ tai nạn, cháy nổ gần đây, xã Phú Thuận yêu cầu tất cả ngư dân đồng loạt kiểm tra, sửa chữa các thiết bị máy móc, đảm bảo an toàn mới được vươn khơi.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn đáng tiếc đều do chủ quan. Nhiều ngư dân chỉ biết lợi ích trước mắt, thiếu quan tâm đầu tư lâu dài. Các vụ tai nạn xảy ra tuy chưa nhiều, nhưng cũng là “hồi chuông” cảnh báo ngư dân. Các thiết bị, máy móc, ngư cụ quá lạc hậu, cũ kỹ thì nên thay mới đảm bảo an toàn. Việc đầu tư tàu thuyền, hệ thống thông tin liên lạc, ngư cụ hiện đại không chỉ an toàn tài sản, tính mạng mà còn mang lại hiệu quả đánh bắt cao hơn.

Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chia sẻ, mấy năm gần đây xảy ra tình trạng luồng lạch bị bồi lắng nghiêm trọng, cửa biển hẹp là vấn đề nan giải. Mặc dù, luồng lạch tại các cảng biển Thuận An, âu thuyền Phú Hải đã được đầu tư nạo vét song vẫn không cải thiện. Để đảm bảo an toàn cho tàu vươn khơi, cần sự vào cuộc của các nhà khoa học, nghiên cứu tìm giải pháp nạo vét, xây dựng hệ thống cảng biển, âu thuyền một cách hợp lý. Nhà nước sớm đầu tư kinh phí để triển khai xây dựng, nâng cấp các âu thuyền, cảng biển đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu mới.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của EC

Chiều 17/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và 28 tỉnh, thành phố ven biển để triển khai các giải pháp tháo gỡ "thẻ vàng" IUU theo khuyến cáo của Ủy ban châu Âu (EC).

Giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của EC
Hiện đại hóa đánh bắt xa bờ

Khai thác hải sản giữa đại dương mênh mông thì phải đầu tư trang thiết bị hỗ trợ, máy dò cá và ngư lưới cụ hiện đại mới có thể mang lại hiệu quả.

Hiện đại hóa đánh bắt xa bờ
Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sáng 24/4, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự buổi họp trực tuyến với Chính phủ về sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) quý I, nhiệm vụ quý II năm 2024. UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Return to top