ClockThứ Bảy, 14/01/2017 13:26

Phát triển hài hòa & bền vững

TTH - Thời gian gần đây, tại một số diễn đàn, chúng ta nghe những lời cam kết mạnh mẽ từ lãnh đạo tỉnh về tạo lập môi trường kinh doanh tốt cho doanh nghiệp.

Có nhiều khía cạnh được đề cập, những tựu trung có ba vấn đề nổi bật, đó là: Hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp; thu hút đầu tư nhưng có chọn lọc; phát triển hài hòa giữa đầu tư nhưng phải bảo vệ môi trường.

Vùng đất của Lộc Bình (Phú Lộc) đang thu hút sự săn đón của nhiều nhà đầu tư. Ảnh: Duy Dương

Thực ra đây không phải là điều mới mẻ gì. Một nền kinh tế muốn đi lên bền vững ít nhất phải  dựa vào những yếu tố này để phát triển. Không tạo lập môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, doanh nghiệp không thế phát triển một cách đồng đều và bền vững. Nó cũng  giống như một chân lý đơn giản là không có môi trường nước thì không có cá, không có môi trường nước tốt thì khó có thể có cá to. Không chọn lọc được nhà đầu tư có tiềm lực thì rất dễ rơi vào những dự “tự treo”, hoặc dự án đi “lòng vòng” như đã từng xảy ra. Và rõ ràng, về lâu dài nếu đánh đổi môi trường với phát triển là một cách nhìn sự phát triển không dài hạn.

Soi vào thực tế, chúng ta thấy và có quyền hy vọng về những chuyển biến nói trên.

Tỉnh đã có rất nhiều động thái để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển được thực hiện. Đó là tạo ra môi trường thuận lợi ban đầu như  đơn giản hóa, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh được ngành chức năng trực tiếp làm các thủ tục cho doanh nghiệp… Đây là một chuyển biến trong cách nghĩ, cách làm và thể hiện trách nhiệm công vụ hết sức đáng ghi nhận. Giai đoạn trong quá trình hoạt động, nhiều khó khăn của doanh nghiệp được tỉnh quan tâm ghi nhận và chỉ đạo giải quyết thông qua trao đổi trực tiếp hoặc các diễn đàn như gặp mặt doanh nghiệp hàng năm, giao lưu trực tuyến với doanh nghiệp qua cổng thông tin điện tử của tỉnh. Các thủ tục để hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp như thủ tục xuất nhập khẩu, thực hiện nghĩa vụ thuế cũng được cải cách đáng kể. Đương nhiên, mọi điều chưa hẳn là đã tốt đẹp hết nhưng có thể nói mọi điều đã tốt đẹp dần lên. Nói thì đơn giản vậy, nhưng đây là kết quả của một quá trình cải cách từ cách nghĩ đến cách làm của bộ máy chính quyền.

Thứ đến, chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh đã hình thành từ nhiều năm qua bằng nhiều chính sách như miễn giảm tiền thuê đất,  đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhiều ưu đãi cho những lĩnh vực đầu tư mà tỉnh khuyến khích… nhờ vậy, chúng ta đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Thừa Thiên Huế. Phải thừa nhận rằng, giai đoạn ban đầu thu hút đầu tư, còn nhiều vấn đề phải bàn, nhưng trải qua một thời gian chúng ta có đầy bản lĩnh và biết cách chọn lọc. Nói như thế bởi có thời điểm, có thể có nhiều lý do và những hạn chế, chúng ta đã đón những nhà đầu tư thiếu tiềm lực (không loại trừ những nhà đầu tư thiếu thiện chí). Điều này có thể nhìn thấy rất nhiều dự án đầu tư dang dở trên địa bàn thành phố Huế, Phú Vang, Phú Lộc. Không ít dự án buộc tỉnh phải ra quyết định thu hồi. Sàng lọc những nhà đầu tư không đủ tiềm lực đã là một bước tiến đáng kể. Giờ đây, chúng ta tiến thêm một bước nữa là lựa chọn những nhà đầu tư xứng tầm.

Phát triển hài hòa giữa đầu tư nhưng phải bảo vệ môi trường. Ảnh: Duy Dương

Chúng ta đều biết Huế có rất nhiều tiềm năng thu hút đầu tư, đặc biệt là các lĩnh vực du lịch, thương mại. Tuy nhiên, tiềm năng dù có dồi dào đến bao nhiêu thì cũng là hữu hạn, vì vậy, nếu “kéo” được các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực kinh tế mạnh chúng ta sẽ có bước phát triển mạnh và bền vững hơn trong dài hạn. Ví dụ như chúng ta chỉ có một Bạch Mã, một Thiên An, một nước khoáng nóng Mỹ An… Chính vì sự hữu hạn nên cố gắng “kéo” những nhà đầu tư hiệu quả nhất, có tiềm lực trong phát triển trước mắt cũng như lâu dài là một ưu tiên (như lời lãnh đạo của một ngành chức năng). Đây là một cách nghĩ  đầy trách nhiệm rất đáng trân trọng.

Về vấn đề phát triển nhưng không đánh đổi môi trường thực ra đây là việc chính quyền các cấp phải làm. Vấn đề chúng ta quan tâm là vì có lúc, có nơi vấn đề môi trường bị xem nhẹ. Thực ra vấn đề nêu trên  được hiểu là: tăng trường kinh tế nhưng không làm cho môi trường sống của chúng ta xấu đi. Đây là một nhận thức quan trọng về phát triển bền vững, về việc xem môi trường và chất lượng sống của người dân làm trọng tâm. Để có được cái nhìn thấu đáo này, chúng ta  cũng đã trải qua nhiều vấp váp. Đó cũng là lẽ tất nhiên trong quá trình phát triển. Nhưng đến thời điểm này, tuy chưa giàu, rất cần tăng trưởng kinh tế, nhưng chúng ta đủ bản lĩnh để nói rằng, không  đánh đổi tăng trưởng bằng sự ảnh hưởng đến môi trường, quả là đáng quý .. Hướng phát triển không ảnh hưởng môi trường, phù hợp với Huế nhất là phát triển các dự án du lịch và dịch vụ. Điều này cũng có thể nhìn thấy những dự án lớn ở các lĩnh vực này đầu tư vào Thừa Thiên Huế trong thời gian gần đây.

LÊ NGUYỄN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Return to top