ClockThứ Sáu, 26/09/2014 12:58

Xuất khẩu tiêu lần đầu tiên đạt hơn 1 tỷ USD

TTH.VN - 4 thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam thời gian qua là Hoa Kỳ, Singapore, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Ấn Độ, chiếm 35,05%.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9 tháng, xuất khẩu hồ tiêu đạt 1,06 tỷ USD với lượng xuất khẩu 140.000 tấn. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt giá trị trên 1 tỷ USD, đưa hạt tiêu vào câu lạc bộ những mặt hàng có giá trị xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên. 

 

Cũng theo Bộ Nông nghiệp, giá tiêu xuất khẩu bình quân 8 tháng năm 2014 đạt 7.459 USD/tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2013.

 

4 thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam thời gian qua là Hoa Kỳ, Singapore, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Ấn Độ, chiếm 35,05%.

Thị trường Hoa Kỳ tăng 28,14% về khối lượng và tăng 40,87% về giá trị; Singapore tăng 83,19% về khối lượng và tăng gấp 2,3 lần về giá trị; Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tăng 54,09 % về khối lượng và tăng 83,72% về giá trị; Thị trường Ấn Độ tăng 2,06 lần về khối lượng và 2,4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Trong khi đó, theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), với số dân đông nhất thế giới (trên 1,7 tỷ người), cùng thói quen sử dụng gia vị trong việc chế biến món ăn, đặc biệt là hạt tiêu, khu vực Nam Á cũng đang được xem là thị trường có nhiều tiềm năng đối với mặt hàng hạt tiêu Việt Nam.

Riêng 7 tháng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang các nước khu vực Nam Á đạt 95,72 triệu USD, tăng gấp 2,5 lần so với mức 38,59 triệu USD cùng kỳ năm 2013.

Với tình hình xuất khẩu như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang các nước Nam Á sẽ đạt trên 160 triệu USD.

Hạt tiêu là một trong những loại gia vị chính dùng để chế biến, tạo vị ngon và mùi thơm cho món ăn. Người dân khu vực Nam Á nói chung, nhất là Ấn Độ nói riêng sử dụng nhiều hạt tiêu trong các bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, sản lượng hạt tiêu trong nước của Ấn Độ năm nay sụt giảm đáng kể. Tính đến hết tháng 4/2014, sản xuất tiêu của nước này chỉ đạt 35.000 tấn, thấp hơn 10.000 tấn so với kế hoạch mà Hội Đồng Gia vị nước này đặt ra, khiến giá tiêu của Ấn Độ tại thời điểm này giao động trong khoảng 12.000 USD/tấn, cao hơn rất nhiều so với giá tiêu thế giới, trong đó có Việt Nam (giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam tại thời điểm này là 8.200 USD/tấn). Chính điều này đã tạo ra cuộc chạy đua nhập khẩu tiêu của các thương nhân Ấn Độ và tiêu Việt Nam là mặt hàng được ưa chuộng hơn cả, chiếm trên 90% tổng lượng hạt tiêu nhập khẩu vào nước này./.

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số

Với mục tiêu đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong hành trình thoát nghèo bền vững, thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến người dân để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số
Giải phóng mặt bằng phải “đi trước một bước”

Dự án thi công chậm, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công không đáp ứng được theo yêu cầu, nguyên nhân bắt nguồn từ những vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Dù vậy, vẫn chưa có một kịch bản cụ thể nào cho công tác giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án trọng điểm nhằm giải bài toán vướng mắc trong đầu tư

Giải phóng mặt bằng phải “đi trước một bước”
Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung: Cần không gian đúng nghĩa

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (gọi tắt Bảo tàng) được thành lập từ năm 2009 và chính thức mở cửa không gian trưng bày mẫu vật từ năm 2020. Tuy còn "sơ khởi", nhưng các khu trưng bày của Bảo tàng đã thu hút nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới trẻ đam mê đến tìm hiểu, trải nghiệm về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung Cần không gian đúng nghĩa

TIN MỚI

Return to top