ClockThứ Tư, 04/10/2017 08:38

Lân… chơi

TTH - Chừng đầu tháng 7 âm lịch là khi khu phố rộn lên tiếng trống lân. Hội lân của xóm tối tối lại họp nhau tập múa, chuẩn bị cho một mùa Trung thu mới.

Hỏi ra mới biết hội lân đến nay đã mấy chục năm, từ khi khu phố còn là ruộng nương, bờ bãi. Lớp này lớn, bỏ cuộc chơi thì truyền cho lớp kế tiếp. Cứ thế, cái trống này hư thì mua trống mới. Đầu lân này cũ thì thay đầu mới. Riêng những điệu múa thì được truyền dần, từ khi lũ trẻ còn nhỏ, lon ton theo đám múa.

Hôm qua, lần đầu tiên tôi theo chân hội lân của xóm. Những đứa lớn ngấp nghé 16, 17. Những đứa nhỏ chỉ mới lên chín, lên mười. Hội  thuê chiếc xe chở hàng của người quen, diễu phố…

Sau cơn mưa lớn, phố thưa người. Mặt đường nhem nhép nước. Xe dừng lại, để hội dựng cột, giong trống. Trên con đường thênh thang, lân say sưa múa, rập ràng, uyển chuyển. Người qua đường dừng lại. Một người, hai người và chẳng mấy chốc đã khép kín. Những tràng pháo tay râm ran. Ai đó cảm kích rút ví, thưởng tiền. Tiền thưởng cứ  thế tăng dần. Đoàn lân cứ miệt mài đi, đến một quãng rộng lại dừng để diễn. Say sưa với những giọt mồ hôi ướt đẫm áo.

Đêm diễn kết thúc khi đã gần 12 giờ. Hỏi sao không vào các cửa hiệu múa để có nhiều tiền thưởng, các em cười ngây thơ: “Chơi là chính cô ơi. Vui thôi mà”. Vậy sao đủ trả tiền xe?. Thì xin mẹ cho thêm- Một cậu choai choai lém lỉnh.

Giữa đường thì xe hỏng máy. Cả hội hì hục đẩy chiếc xe tải suốt một lúc. Mồ hôi lại đẫm áo. Rồi tiếng ồ reo vui như bắt được vàng khi chiếc xe lại nổ giòn trên con đường đã vắng tanh, lai láng ánh trăng. Dưới trăng thanh đầy gió, tiếng hát tập thể bắt đầu vang lên, hùng hồn trong tiếng đệm trống rộn ràng, tưng bừng như đoàn quân chiến thắng trở về.

Cho đến khi xuống xe, như thấm mệt, đôi chân của những chú lân oai hùng trên phố chùng xuống. Hỏi mệt không, cả đoàn đồng thanh “mệt”. Vậy sang năm có đi nữa không? Đi chớ…Tiếng trả lời  không ai bảo ai rập ràng, mạnh mẽ.

 Chợt hiểu niềm vui được chơi lân với mỗi đứa trẻ mãnh liệt, lâu bền đến mức nào…

Minh Quân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lạc giữa trăng thu

Trăng mới lộ chút ánh sáng hồng hồng ở đằng xa, mấy nhỏ đã rộn ràng háo hức. Thằng Tèo Bụng cầm nắp vung gõ cheng cheng.

Lạc giữa trăng thu
Yêu thương đêm hội trăng rằm biên cương

Năm nay, lần đầu tiên Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) có chủ trương, chỉ đạo tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho thiếu niên, nhi đồng ở khu vực biên giới. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đã dày công chuẩn bị, kết nối các mạnh thường quân trên mọi miền để mang đến cho trẻ em xã Đông Sơn (huyện A Lưới)những đứa trẻ còn chịu nhiều thiếu thốn, thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần, một đêm hội trăng Rằm tròn đầy nhất.

Yêu thương đêm hội trăng rằm biên cương
Trung thu cho trẻ vùng khó

“Trên đó cực lắm. Rất nhiều em nhỏ ngoài buổi đi học là đi rừng, đi rẫy, bắt cá suối. Không phải cứ Trung thu là trẻ mô cũng có lân, có đèn lồng và quà bánh mô. Thế nên một tấm bánh, hộp sữa, một bộ áo quần còn mới, giày, mũ… đều trở thành niềm vui đáng nhớ với bọn trẻ. Thương mà đi thôi!” - Đó là chia sẻ của một bạn phóng viên sau khi kết nối với một số trưởng thôn, tìm đến những hộ gia đình đặc biệt khó khăn ở thị trấn A Lưới (huyện A Lưới) để tặng quà trung thu cho các cháu nhỏ. Bao nhiêu kinh phí bạn có được là nhờ gom góp làm từ thiện từ nhiều tháng trước và kêu gọi thêm sự chung tay của nhiều mạnh thường quân “cùng thương” các em nhỏ vùng khó.

Trung thu cho trẻ vùng khó
Trung thu ấm áp cho học sinh Trường Tiểu học Nhâm

Ngày 29/9, Quỹ Sen xanh, Chi đoàn Báo Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp, Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế, Công ty CP Hồng Đức tổ chức chương trình Trung thu cho em tại Trường Tiểu học Nhâm, huyện A Lưới.

Trung thu ấm áp cho học sinh Trường Tiểu học Nhâm
Return to top