Thế giới Thế giới
LHQ cần 2,1 tỷ USD ngăn chặn nạn đói ở Yemen
TTH.VN - "Tình hình ở Yemen rất thảm khốc và xấu đi nhanh chóng" - ông Jamie McGoldrick, điều phối viên nhân đạo Liên Hiệp quốc (LHQ) tại Yemen cảnh báo.
Một đứa trẻ suy dinh dưỡng nghiêm trọng ở Yemen. Ảnh: AFP.
LHQ ngày hôm qua (8/2) cho biết, 12 triệu người ở Yemen đang phải đối mặt với mối đe dọa của nạn đói sau 2 năm nội chiến và tình hình đã xấu đi một cách nhanh chóng. Do đó, tổ chức này kêu gọi các khoản viện trợ trị giá 2,1 tỷ USD để cung cấp lương thực và các dịch vụ cứu trợ khác, nói rằng nền kinh tế và các tổ chức của Yemen đang sụp đổ và cơ sở hạ tầng của nước này cũng bị tàn phá nghiêm trọng.
"Bất chấp những nỗ lực nhân đạo đang diễn ra, nếu không hành động ngay lập tức, nạn đói hiện nay sẽ là mối đe doạ thực sự cho năm 2017. Suy dinh dưỡng đầy rẫy và gia tăng với tốc độ đáng báo động", điều phối viên về cứu trợ nhân đạo khẩn cấp của LHQ Stephen O'Brien phát biểu trong một cuộc họp báo.
"Điều đáng kinh ngạc là có đến khoảng 7,3 triệu người không biết bữa ăn tiếp theo của mình sẽ đến từ đâu", ông nói thêm.
Yemen rơi vào gần hai năm chiến tranh dân sự giữa nhóm Houthi chống lại nhóm Sunni, kéo theo sự tham gia của nhiều lực lượng nước ngoài. Ít nhất 10.000 người đã thiệt mạng trong cuộc chiến.
Gần 3,3 triệu người - trong đó có 2,1 triệu trẻ em, bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, số liệu của LHQ cho thấy. Chúng bao gồm 460.000 trẻ em dưới 5 tuổi với những hình thức tồi tệ nhất của suy dinh dưỡng.
Khoảng 55 phần trăm của các cơ sở y tế của Yemen không hoạt động và Bộ Y tế không có kinh phí hoạt động, ông Jamie McGoldrick, điều phối viên nhân đạo của LHQ tại Yemen cho biết.
Ước tính có khoảng 63.000 trẻ em Yemen thiệt mạng trong năm ngoái do các nguyên nhân có thể phòng ngừa được, thường liên quan đến suy dinh dưỡng, UNICEF tuần trước công bố.
Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters)
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027 (05/02)
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững (05/02)
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững (05/02)
- UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023 (05/02)
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (04/02)
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm (04/02)
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng (04/02)
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar (04/02)
-
ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Hongkong ưu đãi 500.000 vé máy bay miễn phí cho du khách nước ngoài
- EU có thể tài trợ 50% cho đường ống dẫn khí giữa Tây Ban Nha và Pháp
-
Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương