ClockThứ Hai, 30/09/2019 14:32

Lo nhất vẫn là thu nhập

TTH - Không thể phủ nhận những thành quả sau gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2020). Bộ mặt nông thôn đã có những chuyển biến to lớn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện.

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, đến nay, cả nước có hơn 4.340 xã (tỷ lệ gần 50%) đạt chuẩn nông thôn mới. Riêng tại Thừa Thiên Huế, gần 10 năm qua, đã huy động 11.100 tỷ đồng đầu tư xây dựng 450 công trình hạ tầng, hỗ trợ hơn 640 mô hình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân... trong xây dựng nông thôn mới. Qua đó, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt hơn 31 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh…

Tuy nhiên, tiêu chí thu nhập vẫn là một trong những thách thức trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. Thực tế cho thấy, thời gian qua, mặc dù đã có nhiều mô hình hỗ trợ nghề, phát triển sản xuất cho người dân nông thôn, song người dân vẫn đang đối mặt với nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương trước tác động của thiên tai, dịch bệnh, dễ rơi vào tình trạng tái nghèo. Chỉ riêng dịch tả lợn châu Phi, đến nay, toàn tỉnh đã phải tiêu hủy hơn 40.000 con lợn, với tổng trọng lượng gần 3 triệu tấn, thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Bên cạnh đó, chất lượng, khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất của nhiều loại nông sản còn thấp, hiệu quả chưa cao; nhất là tình trạng được mùa mất giá cứ lặp đi lặp lại. Tại Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ giai đoạn 2010 – 2020, được tổ chức vừa qua tại Nghệ An, nhiều ý kiến cho rằng, quy mô sản xuất nhỏ, hợp tác xã chưa đủ mạnh, thiếu liên kết chuỗi… là một trong những nguyên nhân.

Cũng có ý kiến cho rằng, để nâng cao và ổn định thu nhập cho người dân vùng nông thôn, nhất thiết phải thay đổi tư duy, sản xuất nông nghiệp cần gắn chặt với nhu cầu thị trường; nhất là đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Hiện tại, ở nông thôn đã xuất hiện một số mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, nhưng vẫn chưa nhiều, nhất các doanh nghiệp lớn, có thương hiệu, tiềm lực kinh tế, công nghệ và kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp còn rất khiêm tốn. Cho nên, cần thiết phải tạo cơ chế, thu thút đầu tư, nhằm nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giải quyết việc làm cho nông dân. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu; làm tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh trong chăn nuôi, để hướng tới một ngành chăn nuôi bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại như thời gian qua.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 44/104 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Theo kế hoạch, phấn đấu đến cuối năm 2019 có 54 xã đạt chuẩn nông thôn mới, làm tiền đề đạt mục tiêu 59% số xã đạt chuẩn nông thôn mới cuối năm 2020. Từ kinh nghiệm và thực tiễn, kế hoạch đặt ra khả năng sẽ đạt được. Tuy nhiên, vẫn rất cần những giải pháp về phát triển sản xuất, để ổn định tiêu chí về thu nhập, kể cả những xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”

Công trình doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh hiện đang được gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào sử dụng. Từ đó, đảm bảo chỗ làm việc, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Return to top