Lùi thời điểm tăng viện phí
TTH.VN - Theo dự kiến ban đầu, cuối tháng 11/2015 sẽ thực hiện điều chỉnh giá của hơn 1800 dịch vụ y tế. Tuy nhiên sau đó, lịch trình này có thay đổi lùi đến 15/12 và đến nay, liên bộ tiếp tục giãn thời gian thực hiện điều chỉnh viện phí vào một thời điểm thích hợp trong năm 2016.
Thông tin trên được ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết chiều 22/11, tại chương trình đối thoại trực tiếp về việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế.
Như với bệnh nhân chạy thận nhân tạo, nếu không có BHYT sẽ phải chi trả hàng chục triệu đồng mỗi tháng, người không có thẻ BHYT sẽ rất khó khăn chi trả điều trị. Ảnh: H.Hải
Trước đó, một thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế, Bộ Tài Chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH VN) về điều chỉnh mức giá viện phí dự kiến sẽ được ban hành trong tháng 11/2015. Tuy nhiên sau đó thông tư này được lùi thời điểm điểm ban hành và thực hiện. Theo ông Liên, việc lùi thời điểm tăng giá các dịch vụ y tế là để Bộ Y tế có thời gian tập huấn cho các cơ sở y tế về chính sách viện phí mới, đồng thời tuyên truyền cho người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trước khi giá viện phí được áp dụng đồng loạt đối với tất cả các đối tượng.
Bởi theo báo cáo, hiện vẫn còn hơn 10 địa phương có tỉ lệ người dân tham gia BHYT đạt dưới mức 60%. Trong khi đó, việc điều chỉnh giá được thực hiện gồm 2 lộ trình. Cụ thể giai một mức giá gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù (phụ cấp thường trực 24/24h, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật) và điều chỉnh giá lần này chỉ áp dụng cho người có thẻ BHYT (đối tượng chưa có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh vẫn được áp giá cũ). Còn giai đoạn hai sau đó giá viện phí mới sẽ gồm cả tiền lương và sẽ được tính chung cho mọi đối tượng khi đi khám chữa bệnh.
Như vậy, ở giai đoạn 2, khi mà giá viện phí được bao gồm cả tiền lương của nhân viên y tế và sẽ được thực hiện thống nhất trên toàn quốc cho mọi đối tượng, lúc này, những người không có thẻ BHYT sẽ là những đối tượng bị tác động lớn nhất do chi phí y tế tăng cao.
Một đại diện BHXH VN giải thích, khi viện phí hướng đến tính đúng, tính đủ, tấm thẻ BHYT thực sự sẽ ngày càng trở nên giá trị bởi nó chi trả cho người bệnh số tiền rất lớn mà những người không có thẻ sẽ khó có thể kham nổi việc điều trị nếu không có thẻ BHYT hỗ trợ.
Ví như với những bệnh nhân điều trị ung thư, bệnh mãn tính như suy thận phải chạy thận... 100% người bệnh đều có thẻ BHYT. “Nếu không có BHYT, dù người giàu cũng không kham nổi chi phí điều trị, từ giàu mà thành nghèo, rồi đến sạt nghiệp. Trong khi đó, có thẻ BHYT họ được đảm bảo điều trị. Như với ung thư vú, quỹ BHYT chi trả ít nhất 840 triệu/bệnh nhân/năm điều trị. Còn với các ung thư khác phải sử dụng thuốc điều trị trúng đích, có những loại ung thư quỹ BHYT chi trả 1,4 tỷ/bệnh nhân/năm điều trị. Khi mức giá viện phí điều chỉnh tăng, các chi phí này cũng tăng theo và người bệnh không có thẻ BHYT sẽ không kham nổi chi phí điều trị”, vị này nói.
Ông Liên cho biết, đợt điều chỉnh giá dịch vụ lần tính này theo nguyên tắc lấy mức giá tối đa quy định ở Thông tư về viện phí số 03 (năm 2006) và 04 (năm 2012) làm giá tính đủ 3 yếu tố trực tiếp, cộng thêm yếu tố thứ 4 là lương theo ngạch bậc, tính theo mức lương cơ sở, các loại phụ cấp đặc thù của ngành y tế. Như vậy, sẽ có khoảng hơn 1.800 dịch vụ y tế được điều chỉnh giá trong lần tăng này với mức tăng giá dịch vụ y tế mạnh, từ 2 - 4 lần so với hiện tại.
Có thể kể đến một số điều chỉnh điển hình như tiền khám bệnh điều chỉnh tăng gấp đôi so với hiện tại (hiện tiền khám bệnh viện hạng 1 là 20 nghìn đồng/lượt khám). Tương tự, tiền khám ở bệnh viện hạng 3, hạng 4 sẽ là 30.000 đồng/lượt khám thay cho mức hiện là 7.000 đồng/lượt.
Hay như với tiền giường hồi sức cấp cứu sẽ là 354.000 từ 15/11 và lên 680.000 đồng từ tháng 3/2016 thay cho mức hiện đang được áp là 335.000 đồng/ngày giường.
Một số dịch vụ khác như rửa rạ dày sẽ lên 106.000 thay cho mức 30.000 đồng theo thông tư 03. Tương tự, lọc màng bụng cho bệnh nhân suy thận sẽ là 379.000 thay cho giá 300.000.
Hồng Hải (Theo Dân trí)
- Bộ Y tế báo cáo Quốc hội về mua thiết bị chống dịch và giá xét nghiệm (23/05)
- 250 đoàn viên công đoàn tham gia ngày hội “Hiến máu tình nguyện” (23/05)
- Bộ Y tế yêu cầu quyết liệt phòng, chống dịch bệnh (21/05)
- Khai giảng lớp bác sĩ chuyên khoa cấp I thuộc dự án 585 (19/05)
- Bộ Y tế hướng dẫn bệnh viện phân luồng, sàng lọc ca mắc COVID-19 (18/05)
- 117 đoàn viên công đoàn tham gia hiến máu tình nguyện (18/05)
- Bộ Y tế tiếp tục nhắc các địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19 (17/05)
- Đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong thanh toán bảo hiểm y tế (16/05)
-
Bộ Y tế: Không bỏ thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen êkíp ca ghép tim xuyên Việt
- Hơn 1,8 triệu trẻ đã được tiêm vaccine phòng COVID-19
- Bộ Y tế trình 2 phương án ứng phó với COVID-19 giai đoạn 2022-2023
- Có phụ huynh đưa con đến trạm y tế rồi quay về
- Lấy ý kiến về việc điều chỉnh khai báo y tế tại cửa khẩu
- Không được lạm dụng dịch vụ trong điều trị hậu COVID-19
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn tiêm chủng
- Kịp thời tháo gỡ vướng mắc liên quan đến thủ tục thông quan thuốc nhập khẩu
- Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
-
Bộ Y tế tiếp tục nhắc các địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19
- Khai giảng lớp bác sĩ chuyên khoa cấp I thuộc dự án 585
- 117 đoàn viên công đoàn tham gia hiến máu tình nguyện
- Bộ Y tế hướng dẫn bệnh viện phân luồng, sàng lọc ca mắc COVID-19
- Bộ Y tế yêu cầu quyết liệt phòng, chống dịch bệnh
- 250 đoàn viên công đoàn tham gia ngày hội “Hiến máu tình nguyện”
- Bộ Y tế báo cáo Quốc hội về mua thiết bị chống dịch và giá xét nghiệm