Kinh tế Xây dựng - Giao thông
Mất an toàn giao thông do đường tránh Huế xuống cấp
TTH.VN - Quốc lộ 1 đoạn phía Tây TP.Huế (đường tránh Huế) hiện đã xuống cấp nhiều điểm gây mất an toàn giao thông trên tuyến.
Mặt đường tránh Huế, đoạn Hương Hồ bị "chẻ" trên mặt đường
Đường tránh Huế dài hơn 35km, bắt đầu từ điểm đầu phường Tứ Hạ (TX. Hương Trà) và kết thúc tại phường Phú Bài (TX. Hương Thủy). Hàng ngày, tuyến đường này “gánh” một lượng lớn phương tiện không chỉ xe lưu thông Bắc - Nam mà còn xe tải lớn nhỏ từ các mỏ đất, đá qua địa bàn Hương Trà và Hương Thủy.
Tại Km1 bắt đầu từ phường Tứ Hạ, mặt đường tránh “tạm ổn”; từ Km2 đến Km6, qua địa bàn phường Hương Xuân mặt đường ở đây hằn lún vệt bánh xe thấy rõ, kéo dài cả km. Đặc biệt, điểm hư hỏng thường xuất hiện chủ yếu ở phía trong vạch sơn phân chia làn giữa làn xe cơ giới và làn thô sơ với các đặc điểm mặt đường bị nứt gãy, nổi “sóng trâu” và “trôi” nhựa bê tông khiến đường kẻ vạch sơn ngoằn ngoèo. Các điểm hư hỏng này kéo dài liên tục cho đến múi các cầu. Một số cầu trên tuyến cũng xuất hiện hư hỏng ở các khe co giãn.
Nhiều đoạn còn vạch sơn, nhưng mặt đường bị hằn lún
Anh Vi Đại Hành, một tài xế xe khách đường dài, cho biết: “Gần đây, do nắng nóng nên lớp nhựa bê tông tuyến đường tránh Huế bị hằn lún rất nhanh. Cộng thêm xe tải trọng lớn lưu thông làm cho tình trạng này xuống cấp nhanh hơn. Các xe mô tô di chuyển khi chuyển làn sẽ rất nguy hiểm, dễ trượt ngã”.
Khảo sát từ Km1 đến Km 6 trên tuyến đường tránh Huế cho thấy, điểm hư hỏng nhiều nhất là mặt đường hằn lún vệt bánh xe, có nơi kéo dài từ 0,2-1km. Di chuyển trên tuyến đường này đến địa bàn các xã thuộc TX. Hương Thủy tình trạng hư hỏng ngày một nặng hơn. Đặc biệt, đoạn gần các điểm mỏ khoáng sản có nhiều phương tiện xe tải hạng nặng lưu thông. Trên mặt đường nham nhở các vật liệu rơi vãi, đá bắn khi vương tiện lưu thông với tốc độ cao là niềm kinh hãi với các tài xế.
“Nếu chạy ngược chiều, đá dăm rơi vãi trên đường bắn vào xe đối diện thì rất dễ vỡ kính. Nhiều phương tiện gặp nguy hiểm vì tình trạng rơi vãi vật liệu từ các mỏ đất, đá ra mặt đường”, anh Đặng Văn Đức, một tài xế lo lắng.
Đoạn đường tránh Huế càng về gần khu vực cầu Tuần càng hư hỏng thêm do mặt đường ở đây đã xuống cấp từ lâu bởi các vết hằn lún, nổi “sóng trâu” và vạch sơn kẻ đường giữa các làn bị nhạt hoặc “biến mất”. Phương tiện lưu thông đoạn này rất nguy hiểm, nhất là vào ban đêm do thiếu ánh sáng, vạch kẻ đường không phát huy tác dụng.
Ở chiều ngược lại, tình trạng xuống cấp của mặt đường tránh Huế cũng tương tự. Thỉnh thoảng, các công nhân của đơn vị quản lý đường bộ tiến hành quét, gom đá ở các khu vực rìa đường. Công việc này được tiến hành thường xuyên do các phương tiến lưu thông từ các mỏ rơi vãi một khối lượng lớn đất đá ven đường.
Chi cục Quản lý đường bộ II.6 (Cục Quản lý đường bộ 2, Bộ GTVT) cho biết, từ cuối năm 2018, qua công tác rà soát trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn đường phía Tây TP. Huế hiện nay xuất hiện nhiều điểm hằn lún, hư hỏng, mờ vạch sơn kẻ đường, gây mất an toàn giao thông, chi cục đã phối hợp cùng với đơn vị bảo trì duy tu sửa chữa như vá ổ gà; các vết trồi lún cào bóc tái chế lại cho bằng phẳng nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Từ đầu năm 2019 đến nay, do thời tiết nắng nóng, nhiều điểm trên toàn tuyến hơn 35km đường tránh Huế tiếp tục bị hư hỏng nặng.
Ngày 1/8, ông Ngô Văn Đoán, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ II.6 thông tin, trước tình trạng hư hỏng trên, Cục Quản lý đường bộ 2 đã có quyết định phân bổ nguồn vốn duy tu bảo dưỡng thường xuyên gần 5 tỷ đồng để thi công sửa chữa, khắc phục tuyến đường tránh Huế. Dự án được triển khai trong vòng 2 tháng (từ 29/7 - 28/9) do Cục Quản lý đường bộ 2 làm chủ đầu tư. “Hiện tại, chi cục đã bàn giao mặt bằng và bắt đầu triển khai biện pháp đảm bảo an toàn giao thông để thi công trên tuyến. Giải pháp thi công là sẽ cào bóc, thảm lại các điểm hằn lùn, ùn ứ bê tông và tiến hành sơn kẻ vạch lại đường trên tuyến”.
Vết hằn lún kéo dài cả km, vạch sơn đường bên cạnh bị "biến mất"
Tuyến đường tránh Huế được khởi công năm 2001 với tổng vốn đầu tư hơn 385 tỷ đồng, dài hơn 35km. Đường được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, với chiều rộng nền đường 12m, mặt đường 11m. Năm 2003, tuyến đường hoàn thành đưa vào sử dụng. Sau đó, đường này nhanh chóng xuống cấp. Tháng 7/2012, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, BQLDA 6 của Bộ GTVT và các nhà thầu đã tổ chức khởi công gói thầu đầu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp đường phía Tây TP. Huế với tổng mức đầu tư 482 tỷ đồng. Đầu năm 2014, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
Đường tránh Huế xuống cấp nhiều điểm
Bài, ảnh, clip: Hà Nguyên
- Chủ đầu tư, đơn vị giám sát không nắm rõ việc chở cát ra khỏi khu vực dự án (14/04)
- Tiêu hủy kịp thời cây sắn nhiễm bệnh (14/04)
- Liên kết, mở rộng diện tích trồng sen (14/04)
- Phục hồi giống quýt Hương Cần (14/04)
- Nhà chung cư phải có chỗ đỗ xe cho người khuyết tật (14/04)
- Chuyển đổi số là yêu cầu (14/04)
- Quy định sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty (14/04)
- Trồng cây xanh bền vững (14/04)
-
Liên kết, mở rộng diện tích trồng sen
- Phục hồi giống quýt Hương Cần
- Trồng cây xanh bền vững
- Vietnam Airlines “tăng tốc” chu kỳ thay đổi suất ăn trên không
- Hơn 15 làng nghề đăng ký tham gia Festival Nghề truyền thống Huế 2021
- Vietnam Airlines Group: Mở bán 200.000 vé máy bay với giá chỉ 99.000 đồng/chiều
- Đề xuất thêm đối tượng được hưởng gia hạn thuế vì dịch COVID-19
- Phấn đấu trồng mới 7 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025
- Di dời, hạ giải nhà máy xi măng Long Thọ
- Giảm nghèo bền vững: Trao cần câu hơn trao con cá - Bài 1: Câu chuyện từ nhận thức
-
Tiếp tục tháo gỡ, xử lý các vướng mắc tại mỏ đá Đồng Lâm - bài 2: Giải pháp hài hòa quyền lợi, phát triển bền vững
- Điểm nhấn đô thị sinh thái
- Khu Bảo tồn Sao La: Ghi nhận nhiều loài quý hiếm
- Đề xuất thêm đối tượng được hưởng gia hạn thuế vì dịch COVID-19
- Đã kinh doanh, phải chấp nhận rủi ro
- Chờ cảng biển mới
- Giữ dòng Hương sạch đẹp
- Phấn đấu trồng mới 7 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025
- Doanh nghiệp kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ mới
- Ngăn chặn thổi giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn