ClockThứ Ba, 16/04/2019 06:30

Máy vi tính trong trường học: Thiếu và cũ

TTH - Hơn 2.000 máy vi tính trong các trường học trên địa bàn TP. Huế hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học môn tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.

Hơn 16.320 học sinh lớp 8 thi nghề phổ thông

Vẽ tranh trên máy vi tính của học sinh TP. Huế

Thiếu trầm trọng

Tại Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (TP. Huế),  phòng vi tính đã đóng cửa do không còn máy vi tính nào hoạt động được nên học sinh và giáo viên phải sử dụng phòng lab tiếng Anh để học thực hành bộ môn tin học. Đây là giải pháp tình thế để hạn chế tình trạng dạy chay, học chay nhưng nhà trường không khỏi âu lo, mỗi khi hai môn học đều dồn vào phòng lab thì tất yếu phòng này sẽ nhanh xuống cấp.

Em Nguyễn Đức Minh, học sinh lớp 8 Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, nói: “Mỗi máy thường ngồi hai bạn nên thời gian học thực hành môn này khá ít. Máy lại chạy chậm, đôi lúc đang làm thì bị tắt giữa chừng nên chúng em phải làm lại từ đầu rất mất thời gian”.

Phần lớn các trường trên địa bàn TP. Huế đều đang thiếu máy vi tính phục vụ cho bộ môn tin học. Nhìn chung, mỗi trường đều thiếu ít nhất từ 10 đến 15 máy vi tính. Chưa kể những máy đang hoạt động có cấu hình thấp, chạy rất chậm, hay tắt máy giữa chừng ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng. Cũng do thiếu máy nên không ít trường khá “đau đầu” khi xếp lịch học để các tiết thực hành tin học không bị chồng chéo, trùng lắp giữa các lớp. Trước mắt, các trường chỉ còn cách bố trí hai em học trên một máy vi tính hoặc một lớp chia thành hai nhóm mới có đủ máy để học.

“Toàn trường có 25 máy, nhưng chỉ sử dụng được 15 máy. Máy quá cũ nên thường xuyên hư hỏng, sửa mãi thì tốn kém, trong khi, không phải máy nào cũng có đủ linh kiện để thay thế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin của các em đạt hiệu quả chưa cao”. Thầy Trần Hữu Thắng, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Phước Vĩnh, thông tin.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do số học sinh ra lớp ở cấp trung học cơ sở ngày càng tăng. Hầu hết máy vi tính tại các trường đều đã hết niên hạn sử dụng (trên 5 năm) nhưng nhiều trường chưa được nâng cấp hay thay mới kịp thời. Chưa kể, có nhiều máy vi tính đã được trang cấp hơn 10 năm và được nhà trường nâng cấp theo kiểu “chắp vá” nên nhanh chóng xuống cấp.

Xã hội hoá để đáp ứng nhu cầu dạy và học

Vấn đề thiếu máy vi tính trầm trọng ở các trường học hiện nay, nhiều trường cho rằng họ đang ở thế “tiến thoái lưỡng nan”. Hội phụ huynh và một số nhà hảo tâm muốn hỗ trợ các trường một số máy vi tính, song không được phép nhận vì sợ lạm thu. Những năm gần đây, các trường được trang cấp máy vi tính theo những gói thầu của tỉnh với hàng trăm máy vi tính về các trường học, song vẫn như “muối bỏ bể” khi nhu cầu của các trường lên đến con số hàng ngàn.

Ông Lâm Thủy, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế trăn trở, dù nhiều máy mới trang cấp đến các trường, song, hiện tại, nhiều trường phải bố trí hai em học sinh/máy, thậm chí trường tiểu học thì có đến ba em học sinh/máy. Năm 2019, các trường có nhu cầu được trang cấp máy mới lên đến 2.000 ngàn máy nhưng TP. Huế mới giải giải quyết được 360 máy cho những đơn vị thực sự khó khăn.

Nguyện vọng của nhiều trường là muốn được xã hội hóa để trang cấp thiết bị máy vi tính trong trường học. Vấn đề là phải đúng quy định, tránh tình trạng biến tướng qua hình thức khác dẫn đến tình trạng lạm thu tự phát. Trước mắt, các trường nên có phương án bảo quản máy vi tính một cách tốt nhất cũng như bố trí hợp lý cho các em có máy để thực hành.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top