ClockThứ Sáu, 04/08/2017 10:02

Món quà ý nghĩa

TTH - Một ngày đầu tháng 7/2017, gần 80 gia đình ở xã Phong An (Phong Điền) rất vui khi được gia đình bà Hồ Văn Viêm, sống ở TP.Hồ Chí Minh đến tận nơi trao tặng những phần quà cùng lời động viên, chia sẻ từ tâm. Những cái bắt tay thân mật, nụ cười rạng ngời hiện rõ trên khuôn mặt mọi người khi những người cùng quê lâu ngày gặp lại.

Bà Hồ Văn Viêm trao quà cho các hộ nghèo, người già neo đơn và khuyết tật

Bà Hồ Thị Hường ở thôn Phò Ninh, bị khuyết tật từ nhỏ, gia cảnh rất khó khăn. Ngoài suất quà trị giá 1,2 triệu đồng, bà còn được 4 người con bà Viêm “biếu” thêm 2 triệu đồng nữa. Bà Hường xúc động: "Được đích thân bà Viêm đến động viên và trao thêm phần quà do các con đóng góp ngay tại buỗi lễ nên tôi rất mừng vui”...

Trước khi thực hiện chuyến từ thiện, đại diện gia đình bà Viêm đã ra quê làm việc với lãnh đạo xã Phong An nắm bắt tình hình, đời sống của người dân địa phương nhằm có hướng hỗ trợ thích hợp. Sau khi nghe lãnh đạo xã thông tin, gia đình đã quyết định trao 76 suất quà với tổng trị giá trên 110 triệu đồng, trong đó có 38 suất quà dành cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở thôn Phò Ninh và 38 suất quà dành cho các em học sinh nghèo hiếu học cả 3 cấp tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn xã Phong An. Đây là tấm lòng của những người Huế xa quê với mong muốn sẻ chia và tiếp thêm động lực cho các gia đình nghèo, khuyết tật và các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi.

Chị Hồ Thị Gia Ly (con gái bà Viêm) chia sẻ: “Từ khi rời quê hương vào Nam lập nghiệp, 4 anh chị em luôn mong muốn sau này cuộc sống ổn định, làm ăn phát đạt sẽ trở về quê giúp đỡ bà con, tiếp sức cho các học sinh nghèo. Vì vậy, chuyến từ thiện này tuy giá trị chưa nhiều, chưa giúp đỡ được nhiều gia đình, song đây là tấm lòng thành mà cả gia đình hướng đến và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới”.

Phó Chủ tịch UBND xã Phong An Hồ Xuân Cường bày tỏ, những món quà gia đình bà Hồ Văn Viêm mang đến đã giúp giảm bớt khó khăn cho các hoàn cảnh đặc biệt tại địa phương, động viên bà con vươn lên ổn định cuộc sống. Cái quý nữa mà lãnh đạo cũng như người dân địa phương cảm nhận được từ phía gia đình bà Viêm là tấm lòng, tình cảm của một người con dành cho quê hương. UBND xã mong muốn tiếp tục nhận được tình cảm, sự quan tâm để cùng với địa phương thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng

TIN MỚI

Return to top