ClockThứ Hai, 01/06/2015 14:31

Một lần sai...

TTH - Đã lấy bằng thạc sĩ, chuẩn bị nghiên cứu sinh để lấy bằng tiến sĩ, nhưng suýt nữa những kết quả đó tan thành mây khói, bởi B có nguy cơ đối mặt với bản án 2 năm 6 tháng tù về tội “cố ý gây thương tích”, hậu quả của một lần hành xử thiếu kiềm chế…

Câu chuyện đáng tiếc xảy ra cách đây gần 5 năm. Giữa cha của B và ông T có mối quan hệ vay mượn tiền bạc. Tại nhà ông T, do mâu thuẫn, không thống nhất được với nhau về số tiền cha B còn nợ, hai bên xảy ra to tiếng, xô xát. Ông T là người “khởi xướng” đánh vào mặt chú ruột của B. B bức xúc chụp con dao để trên bàn đâm vào lưng ông T. Nạn nhân ngã xuống nền nhà, vẫn bị B dùng chân đá vào mặt. Ông T được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, sau mười ngày thì ra viện.

Lần đầu giám định đối với thương tích của nạn nhân, kết quả 32%. Sau đó, phía bị can yêu cầu giám định lại, kết quả thương tích là 3%. Với những kết quả giám định khác nhau (đều do Trung tâm Giám định Pháp y tỉnh thực hiện), Cơ quan CSĐT Công an TP Huế ra quyết định trưng cầu giám định của Viện Pháp y Quốc gia. Bộ trưởng Bộ y tế trực tiếp ra quyết định thành lập hội đồng. Kết quả giám định của cấp Trung ương là 4%, tại thời điểm giám định. Căn cứ kết quả giám định cuối cùng này, vụ án được khởi tố theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự (khởi tố theo yêu cầu của người bị hại). Trong trường hợp này, luật quy định “người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ” (theo khoản 2 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự). Do bị hại rút lại đơn yêu cầu khởi tố, nên cơ quan CSĐT TP Huế đã ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bị can đối với B.

Mối quan hệ giữa hai gia đình bị cáo và bị hại đã được hòa giải. Sau “sự cố” hành xử thiếu kiềm chế đáng tiếc, được bị hại tha thứ, B cố gắng sống, làm việc thật tốt. Vậy nhưng, sau thời gian dài, vụ án tưởng chừng đã khép, VKSND tỉnh “lật lại” hồ sơ, cho rằng phải lấy kết quả giám định thương tích đầu tiên (32%) để làm căn cứ mới đúng, đồng thời yêu cầu hủy quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can để phục hồi điều tra vào tháng 3/2014. “Khi xảy ra sự việc, con trai tui dù là cán bộ của một cơ quan Nhà nước, nhưng ở tuổi 24, nó vẫn còn thiếu chín chắn, kiềm chế. Mấy năm trôi qua, con tui đã cố gắng vừa công tác, vừa học tập, lấy xong bằng thạc sĩ, đang chuẩn bị làm nghiên cứu sinh, lấy bằng tiến sĩ. B cũng đã cưới vợ. Con dâu tui sắp sinh. Nếu đi tù, coi như tương lai nó mất hết”, mẹ B lo lắng.

Vậy là “đang yên đang lành”, B “nín thở” ra trước vành móng ngựa. Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra đầu năm 2015, đại diện VKSND TP Huế giữ nguyên quan điểm, truy tố B về tội “cố ý gây thương tích” theo khoản 3 Điều 104 BLHS (khung hình phạt từ 5 năm đến 15 năm tù). Cả Viện và Tòa đều thống nhất lấy kết luận giám định lần 1 để xác định thương tích của bị hại. Tuy nhiên, HĐXX lại nhận định thương tích của bị hại là không cao so với khoản 3 Điều 104 của BLHS, hiện vết thương đã lành, bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nên tòa áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, phạt B 2 năm 6 tháng tù. B thừa nhận hành vi của mình đã gây ra thương tích cho bị hại. Nhưng tại sao các cơ quan pháp luật lại lấy kết quả giám định là 32% (giám định lần đầu tiên) mà không phải là 4% (kết quả giám định sau cùng) để làm căn cứ xử lý? Không đồng ý với bản án sơ thẩm, B có đơn kháng cáo. Trong thời gian chờ đợi tòa án cấp phúc thẩm xét xử phúc thẩm, không chỉ mình B mà cha mẹ và những người ruột thịt đều “nín thở” với rất nhiều âu lo…

Sau một ngày xét xử căng thẳng, TAND tỉnh nhận định, việc sử dụng kết quả giám định lần 1, là hoàn toàn có cơ sở, vì đây là thương tích tại thời điểm xảy ra vụ án. Những kết quả giám định sau, được thực hiện sau khi nạn nhân đã điều trị ổn định, nên không có cơ sở để xem xét. Bản án của tòa sơ thẩm đưa ra là đúng người, đúng tội. Tuy nhiên xét vụ án xảy ra đã lâu, vết thương của bị hại cũng đã lành. Bị cáo đã bồi thường thỏa đáng cho bị hại. Bị hại cũng xin giảm nhẹ mức án cho bị cáo. Ngoài ra, bị cáo có nhân thân tốt nên cần thay đổi một phần hình phạt, giữ nguyên mức án 2 năm 6 tháng tù, nhưng chuyển từ án giam sang án treo. Không ngồi tù, nhưng phải chấp hành hình phạt nêu trên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sự nghiệp của B. Đây không chỉ là lời nhắc nhở “đáng giá” riêng với cá nhân “người trong cuộc”, mà đối với giới trẻ nói riêng, mọi người nói chung.

Duy Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề phòng lừa đảo, trộm cắp dịp nghỉ lễ

Theo lực lượng công an, nghỉ lễ dài ngày dịp 30/4 và 1/5/2024, các đối tượng xấu sẽ lợi dụng sự sơ hở của người dân để lừa đảo, trộm cắp tài sản. Do vậy, Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh đặc biệt lưu ý với người dân, cần đề phòng, tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn để không để kẻ xấu lợi dụng.

Đề phòng lừa đảo, trộm cắp dịp nghỉ lễ
Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn

Công tác phòng, chống ma túy (PCMT) và nhân rộng mô hình chuyển hóa tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Huế đạt nhiều kết quả tích cực.

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn
Nghỉ lễ dài ngày, người dân cần lưu ý 5 vấn đề khi vắng nhà

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, nhiều người dân, hộ gia đình sẽ có những dự định đi chơi xa, về quê thăm người thân... Để tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng người dân vắng nhà dài ngày để trộm cắp tài sản hay những bất trắc có thể xảy ra, ngày 24/4, Công an tỉnh đã gửi thông tin cảnh báo, yêu cầu mọi người dân trên địa bàn tỉnh cần đặc biệt lưu ý.

Nghỉ lễ dài ngày, người dân cần lưu ý 5 vấn đề khi vắng nhà
Return to top