Thế giới Thế giới
Mỹ mắc kẹt trong cuộc chiến chống khủng bố 15 năm sau vụ 11/9
15 năm sau vụ tấn công 11/9/2001, nước Mỹ đang mắc kẹt trong cuộc chiến chống khủng bố và không giành được ưu thế trước chủ nghĩa cực đoan đang truyền cảm hứng cho các nhóm khủng bố như al-Qaeda.
![]() |
Cảnh sát Mỹ làm nhiệm vụ tại hiện trường một vụ nổ súng. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Trả lời phóng viên qua điện thoại ngày 7/9, Chủ tịch Ủy ban 11/9 của Mỹ, ông Thomas Kean, nhận định nước Mỹ đang ở trong thế bế tắc trong cuộc chiến chống khủng bố.
Theo cựu thống đốc bang New Jersey, đúng là nước Mỹ không phải đối mặt với một vụ tấn công nào quy mô như vụ 11/9 trong suốt 15 năm qua song đổi lại phải đương đầu với hàng loạt vụ khủng bố nhỏ lẻ.
Trong khi đó, tình hình chống khủng bố trên thế giới thậm chí còn trở nên nguy hiểm hơn với sự trỗi dậy của lực lượng "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng tại Iraq và Syria và nhiều phần tử cực đoan tại châu Phi, Trung Đông và Nam Á.
Ông Lee Hamilton, đồng Chủ tịch Ủy ban 11/9, cho hay mặc dù Chính phủ Mỹ đã đầu tư hàng tỷ USD cho cuộc chiến chống khủng bố, hoạt động tổ chức bộ máy vẫn chưa đạt được hiệu quả.
Ông kêu gọi cải thiện tình hình này và tiến hành một số cải tiến cũng như đổi mới, nếu không nước Mỹ sẽ "lãng phí thêm 15 năm nữa mà không đưa ra được một chiến lược đúng đắn."
Ủy ban Quốc gia về các vụ tấn công khủng bố vào nước Mỹ, còn gọi là Ủy ban 11/9, là một đơn vị lưỡng đảng hoạt động độc lập ra đời năm 2002.
Nhiệm vụ của ủy ban này là soạn một bản báo cáo toàn diện và đầy đủ về vụ khủng bố 11/9/2001 và đề xuất các giải pháp phòng ngừa các vụ tấn công tương tự trong tương lai./.
Theo Vietnam+
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động (18/04)
- Indonesia xây dựng thủ đô mới là thành phố thông minh kiểu mẫu (18/04)
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore (18/04)
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu (18/04)
- Toàn cảnh tang lễ đặc biệt của Hoàng thân Philip (18/04)
- Thái Lan tiếp tục ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày (18/04)
- Sông Mekong trước những bất thường (17/04)
- Dù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019 (17/04)
-
Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Thái Lan tiếp tục ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày
- WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
-
Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ
- Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”