ClockThứ Năm, 08/09/2016 05:41

Nan giải chuyển nghề cho lao động ven biển Quảng Điền

TTH - Ra khơi đánh bắt nhưng sản phẩm khó tiêu thụ, giá giảm từ 50% đến 70%, khiến Quảng Điền phải tìm cách chuyển đổi nghề cho ngư dân. Nhưng xem ra việc này không hề đơn giản.

Thu nhập giảm sút

Về 2 xã ven biển đúng dịp huyện Quảng Điền tiến hành cấp phát gạo cho các hộ ngư dân bị ảnh hưởng sau sự cố môi trường biển, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh niềm vui nhận gạo, người dân không giấu khỏi lo âu.

 Cơ sở nước mắm bà Lê Thị Gái gặp rất nhiều khó khăn

Ông Trần Thanh Hùng, Trưởng thôn Tân Mỹ, xã Quảng Ngạn đã gần tuổi 70, với gần 50 năm tuổi nghề lênh đênh cùng con sóng. Với ông, đi biển vừa là nghề nuôi sống gia đình vừa là niềm vui, thói quen.

Ông Hùng chia sẻ: Biển dạo này buồn lắm. Bãi tắm vắng khách, ngư dân ra khơi không bán được hải sản hoặc bán giá thấp cho những hộ nuôi cá và chăn nuôi, nên nhiều người cũng muốn “buông lưới”. Nhưng chẳng biết làm nghề gì đắp đổi qua ngày, họ lại ra khơi.

Không riêng gì những người trực tiếp đi biển, những người làm nghề gián tiếp cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn. Cơ sở nước mắm bà Lê Thị Gái từng có tiếng trong Nam ngoài Bắc, sản lượng tiêu thụ mỗi tháng đến cả vài trăm lít, nhưng giờ giảm hẳn. Những đơn vị thường xuyên nhập hàng cũng cắt đơn hàng. Lo ngại chất lượng cá, bà cũng tạm ngưng sản xuất, chỉ tiêu thụ lượng mắm, nước mắm làm từ thời điểm trước khi cá chết. Gần 30 lao động của tổ hợp tác vì đó cũng thất nghiệp, thu nhập giảm sút.

Chưa có giải pháp chuyển đổi nghề

Đi biển gặp khó, nhưng chưa có giải pháp nào chuyển đổi nghề cho ngư dân và những người làm nghề gián tiếp là thực trạng chung của 2 xã ven biển huyện Quảng Điền.

Ông Phan Văn Tri, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Ngạn lý giải: Vùng biển bây giờ chỉ còn người lớn tuổi ra khơi, trai trẻ đi làm ăn xa hết, nên chuyển đổi nghề không dễ. Lứa tuổi 40 - 50 không thể đi xuất khẩu lao động; học nghề lại càng không, vì nhiều người “chữ được, chữ mất”. Xã đang khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi nhưng “đất chật, người đông” nên cũng không khả thi, nếu có cũng chỉ chuyển đổi được cho vài hộ, và nếu chuyển đổi đại trà, đầu ra sản phẩm chăn nuôi sẽ khó giải quyết.

Huyện Quảng Điền có khoảng 270 ghe, thuyền đánh bắt gần bờ với gần một nghìn hộ, làm nghề đánh bắt và dịch vụ hậu cần nghề cá. Hiện, một số ngư dân muốn chuyển đổi đánh bắt xa bờ nhưng vốn đầu tư quá lớn, hậu cần nghề cá trong vùng không phát triển. Trong khi đó, đối tượng bám biển chủ yếu tuổi cao, sức khỏe yếu, tiềm lực kinh tế khó khăn, không đủ điều kiện mua sắm tàu công suất lớn.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền, hiện công tác chuyển đổi nghề, đào tạo việc làm cho người dân trong huyện đang rất khó khăn, không riêng gì 2 xã ven biển. Huyện đang khuyến khích người dân tự chuyển đổi và sẽ tạo điều kiện mọi mặt cho họ ổn định cuộc sống. Trong đó, sẽ ưu tiên các mô hình khuyến nông, khuyến công đối với 2 xã ven biển, hỗ trợ người dân xây dựng các trang trại, gia trại.

Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế) thông báo tuyển dụng lao động đợt 1...

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm
Return to top