ClockThứ Sáu, 03/02/2017 14:30

Nga - Hungary kêu gọi tôn trọng thỏa thuận Minsk về Ukraine

Lãnh đạo Nga và Hungary cho rằng, việc tuân thủ thỏa thuận hòa bình Minsk là cách duy nhất để chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.

Mỹ, Ukraine thống nhất phối hợp hành động về tình hình DonbassHội nghị Bộ Tứ Normandy tạo hy vọng cho việc thực hiện thỏa thuận MinskHiệp định Hoà bình Minsk có thể được thực hiện trong vài tháng tớiTổng thống Nga Putin kêu gọi thực thi đầy đủ thỏa thuận Minsk

Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin ngày 2/2 đã có chuyến thăm chính thức Hungary nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực, trong đó trọng tâm là lĩnh vực kinh tế. Đây là chuyến thăm một nước châu Âu đầu tiên của nhà lãnh đạo Nga trong năm 2017.

nga va hungary keu goi ton trong thoa thuan minsk ve ukraine hinh 1
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp Thủ tướng Hungary Viktor Orban. (Ảnh: Sputnik)

Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm với Tổng thống Putin, Thủ tướng nước chủ nhà Viktor Orban đã chỉ trích chính sách cấm vận kinh tế của Mỹ và phương Tây nhằm vào Nga. Ông Orban cho rằng, các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Nga đã khiến cho nền kinh tế Hungary bị thiệt hại khoảng 6,7 tỷ USD do nước này không thể xuất khẩu hàng hóa sang Nga.

Thủ tướng Orban cho rằng sẽ là sai lầm khi giới lãnh đạo châu Âu giải quyết các vấn đề không liên quan đến kinh tế bằng các biện pháp kinh tế. Theo Thủ tướng Orban, thế giới hiện đang thay đổi và là điều kiện thuận lợi giúp cho mối quan hệ hợp tác giữa Nga và châu Âu được cải thiện.

Thủ tướng Orban nói: “Chúng tôi nghĩ rằng, việc chuyển đổi hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu cũng như quan hệ giữa Hungary và Nga hơn là những gì chúng ta chứng kiến trong những năm gần đây. Tôi chờ đợi vào những gì tốt đẹp trong những năm tới, và tôi nghĩ rằng yếu tố cơ bản cho hòa bình châu Âu chỉ có thể được thiết lập khi quan hệ giữa Nga và EU giữ được ổn định và cân bằng.

Về phần mình, Tổng thống Putin khẳng định Hungary là một đối tác châu Âu quan trọng và tin cậy của Nga. Tổng thống Putin cam kết cung cấp đủ nhu cầu khí đốt cho Hungary, thay vì 60% nhu cầu khí đốt của nước này như hiện nay và Nga cũng sẵn sàng cho Hungary vay khoản tiền trị giá 12 tỷ USD để giúp nước này hoàn thiện dự án mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks II mà Hungary thuê Nga xây dựng. 

Nhà máy điện hạt nhân này được vận hành từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước và hiện chiếm 40% tổng sản lượng điện năng của nước này. Khi xây thêm một lò phản ứng mới, tỉ lệ này sẽ được nâng lên khoảng 80%. 

Ngoài vấn đề kinh tế, hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận một loại các vấn đề nóng trên thế giới như như cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine, cuộc chiến chống khủng bố. Theo đó, hai nhà lãnh đạo Nga và Hungary đều nhất trí tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Hai ông cũng cho rằng việc giải quyết vấn đề tại khu vực Trung Đông sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư tại châu Âu.

Liên quan đến cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine có dấu hiệu bùng phát mấy ngày gần đây, cả hai nhà lãnh đạo đều cho rằng việc tuân thủ thỏa thuận hòa bình Minsk là cách duy nhất để chấm dứt cuộc xung đột này./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng lên đường dự Hội nghị WEF Davos 2024, thăm chính thức Hungary và Romania

Tối 15, rạng sáng 16/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sỹ (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16 đến 23/1/2024 theo lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán và Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu.

Thủ tướng lên đường dự Hội nghị WEF Davos 2024, thăm chính thức Hungary và Romania
Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu

Sự sụp đổ của hành lang xuất khẩu Biển Đen - nơi đã tạo điều kiện cho hơn 32 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu trong năm qua, có nguy cơ gây căng thẳng thị trường trong trung hạn, đẩy giá lương thực lên cao đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói kém.

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu
Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục

Một quan chức của Liên Hiệp quốc đầu tuần này cho biết, các nỗ lực sẽ tiếp tục được thực hiện trong những ngày tới để gia hạn thoả thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen an toàn, một hiệp ước mà Nga cho biết nước này có thể rút khỏi vào ngày 18/5 do tồn tại những trở ngại đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga.

Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục
Return to top