ClockThứ Sáu, 12/08/2016 14:10

Nga - Thổ Nhĩ Kỳ: Nỗ lực hàn gắn sau rạn nứt

TTH - Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vừa có cuộc hội đàm lịch sử, mang ý nghĩa quan trọng giúp khôi phục quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời mở ra chương mới trong mối quan hệ song phương sau những rạn nứt liên quan đến vụ máy bay Su-24 của Nga.

Mở ra “chương mới”

Trong khuôn khổ cuộc gặp tại thành phố Saint Petersburg (Nga), cuộc gặp đầu tiên của hai nhà lãnh đạo kể từ sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga hồi tháng 11/2015, hai bên đã đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng, điển hình là việc thực hiện dự án đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” và nhà máy điện hạt nhân Akkuyu.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) bắt tay người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại cung điện Konstantin Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AP

Tại buổi họp báo chung sau cuộc gặp với ông Erdogan, Tổng thống Putin nhận định: “Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đã trải qua một giai đoạn rất khó khăn, nhưng bây giờ chúng tôi muốn vượt qua tất cả rào cản, vì lợi ích của Nhân dân hai nước. Chúng tôi muốn khôi phục quan hệ song phương không chỉ vì những lý do thực dụng, mà còn vì lợi ích lâu dài, nhằm hướng tới thúc đẩy quan hệ láng giềng tốt đẹp của người Nga và người Thổ Nhĩ Kỳ”.

Về phía Ankara, ông Erdogan nói rằng, chuyến thăm Nga lần này là một “cột mốc mới” trong quan hệ song phương, mở ra “một chương mới” của hợp tác văn hóa, kinh tế, khoa học, công nghệ và quân sự trong quan hệ hai nước.

“Chúng tôi sẽ đưa mối quan hệ trở lại mức độ cũ và thậm chí sẽ còn đi xa hơn nữa”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh.

Nối lại hợp tác kinh tế

“Ưu tiên hiện nay là đưa quan hệ hợp tác kinh tế song phương về mức trước thời điểm khủng hoảng. Đây là một nhiệm vụ vô cùng áp lực, bởi chỉ trong 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm xuống 43%. Trong khi đó, số lượng du khách Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ cũng giảm mạnh đến 87%. Hai bên sẽ phải nỗ lực rất nhiều để khôi phục hợp tác kinh tế và thương mại”, Tổng thống Nga Putin khẳng định.

Ông Putin cũng tuyên bố rằng, Moscow đang có kế hoạch dỡ bỏ dần những biện pháp kinh tế đặc biệt và các hạn chế đối với Ankara mà nước này đã áp đặt sau vụ Su-24 và dự kiến nhanh chóng khôi phục hoạt động hàng không tới Thổ Nhĩ Kỳ.

“Chúng tôi quyết định soạn thảo một chương trình trung hạn cho hợp tác thương mại, kinh tế, công nghệ và văn hóa giai đoạn 2016-2019. Tôi hy vọng, chương trình này sẽ sớm được thông qua. Chúng tôi sẽ làm điều đó trong vài tuần tiếp theo”, ông Putin nói thêm.

Trong một động thái liên quan, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khôi phục mục tiêu thương mại song phương đạt mốc 100 tỷ USD đến năm 2024.

Nhất trí đàm phán về Syria

Liên quan đến vấn đề Syria, hãng thông tấn RT ngày 10/8 dẫn lời Tổng thống Nga Putin khẳng định, Moscow và Ankara có chung mục tiêu là nỗ lực để chấm dứt cuộc khủng hoảng Syria.

Ông Putin lưu ý, quan điểm của Nga về Syria không luôn luôn trùng khớp với quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng hai nước đã đồng ý để nói chuyện với nhau và sẽ tìm kiếm giải pháp chung về vấn đề này.

“Quan điểm của chúng tôi về việc giải quyết tình hình ở Syria thường có sự mâu thuẫn. Nhưng tôi tin rằng, việc tìm kiếm một giải pháp chung là điều khả thi, ít nhất là bởi cả hai đều mong muốn cuộc khủng hoảng sớm kết thúc”, ông Putin nói với các phóng viên.

Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh tầm quan trọng của Nga trong việc ngăn chặn tình trạng bạo lực ở Syria, đồng thời tiến trình hòa bình ở Syria không thể thiếu Nga.

Cái bắt tay Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đang thu hút sự quan tâm của các nước phương Tây, trong bối cảnh quan hệ giữa Ankara với các nước phương Tây, nhất là Mỹ trở nên căng thẳng sau vụ đảo chính bất thành tại Ankara hôm 15/7 vừa qua. Bởi lẽ đó, ngoài nỗ lực chấm dứt giai đoạn căng thẳng trong quan hệ với Moscow sau vụ Su-24, chuyến thăm Nga của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ còn là thông điệp gửi đến các đối tác phương Tây rằng, nước này vẫn còn những lựa chọn chiến lược khác. 

LÊ THẢO (Lược dịch từ AFP, TASS & Sputniknews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

A Lưới nỗ lực xóa nhà tạm

Huyện miền núi A Lưới tập trung triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia và phấn đấu thoát khỏi 74 huyện nghèo của cả nước trước năm 2025. Hiện nay, huyện đang tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác xóa nhà tạm, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trên địa bàn.

A Lưới nỗ lực xóa nhà tạm
Nỗ lực số hóa hồ sơ nghiệp vụ

Đến Đội HSNV Cảnh sát thuộc Phòng HSNV Công an tỉnh vào một ngày cuối tuần; cùng với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, Đại úy Dương Thị Mỹ Hạnh vẫn đang miệt mài, cẩn trọng tổng hợp, sắp xếp, phân loại các hồ sơ cần số hóa, ghép lại từng mảnh tài liệu cũ đang có hiện tượng rách, mục nát.

Nỗ lực số hóa hồ sơ nghiệp vụ
Khi nỗ lực của chính quyền được doanh nghiệp công nhận

Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ngành, địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (DDCI) năm 2023 cho thấy, đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng quản lý, điều hành kinh tế của chính quyền cấp huyện, thị và sở, ngành có nhiều dấu hiệu tích cực.

Khi nỗ lực của chính quyền được doanh nghiệp công nhận
Nhật Bản tiến hành những nỗ lực cuối cùng tìm kiếm người sống sót sau động đất

Binh sĩ, lính cứu hỏa và nhân viên cấp cứu đang tiến hành những nỗ lực cuối cùng nhằm giải cứu những người sống sót vẫn còn bị mắc kẹt trong đống đổ nát sau trận động đất ngày đầu năm mới ở phía tây bắc Nhật Bản, khiến ít nhất 81 người chết và khoảng 50 người khác vẫn đang mất tích, tính đến chiều ngày 4/1.

Nhật Bản tiến hành những nỗ lực cuối cùng tìm kiếm người sống sót sau động đất
Return to top