Thế giới Thế giới
Ngân hàng Thế giới: Lũ lụt, biến đổi chính trị cản trở tăng trưởng của Myanmar
TTH.VN - Tốc độ tăng trưởng của Myanmar, từng là một trong những mức tăng trưởng ấn tượng nhất thế giới, đã sụt giảm do tình trạng lũ lụt nặng nề và suy thoái đầu tư, gây ra bởi sự bất ổn trong quá trình chuyển đổi chính trị của đất nước, Ngân hàng Thế giới (WB) hôm nay (31/5) cho biết.
Lũ lụt nghiêm trọng ở Myanmar mùa hè năm 2015. Ảnh: Asia
Một chính phủ dân sự do bà Aung San Suu Kyi nắm quyền hồi tháng 3/2016, sau khi chiếm đa số trong cuộc bầu cử hồi cuối năm ngoái, đã kết thúc 5 thập niên dưới chế độ cai trị quân sự. Theo nhận định của nhiều nhà phân tích, đó là khoảnh khắc biến đổi cho một quốc gia và nền kinh tế của đất nước vốn đã héo tàn dưới thời chính quyền quân sự cũ.
Nhưng cuộc bầu cử - và thời kỳ quá độ lâu dài giữa 2 chính phủ - đã làm suy giảm mức tăng trưởng trong năm vừa qua, Ngân hàng Thế giới cho biết, do các nhà đầu tư thận trọng hơn trong khi chờ đợi để xem xét tình hình đất nước.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng GDP của Myanmar trong năm tài chính 2015/2016 ở mức 7% - vẫn còn ở top trên của các nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới, nhưng đã giảm đáng kể so với mức 8,5% của năm trước.
Trước đó, Ngân hàng Thế giới ước tính rằng Myanmar sẽ tăng trưởng 8,2% trong giai đoạn 2015/2016. Mặc dù chính quyền Myanmar không công bố số liệu kinh tế chính thức, nhưng WB cho biết thêm rằng, triển vọng kinh tế tổng thể của quốc gia này vẫn ở mức cao.
Ngân hàng Thế giới cho biết, trận mưa nặng gây ngập lụt trên diện rộng khắp miền tây và miền trung Myanmar mùa hè năm ngoái, đã gây thiệt hại nặng đến năng suất và xuất khẩu.
Những hạn chế về cơ cấu đang diễn ra, trong đó có áp lực tỷ giá ngắn hạn và lạm phát tăng cao, cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Kể từ khi quân đội chuyển giao quyền lực cho một chính phủ cải cách bán dân sự trong năm 2011, nền kinh tế của Myanmar đã có nhiều chuyển biến khi hầu hết các biện pháp trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ và tràn ngập các nhà đầu tư nước ngoài.
Việc chuyển giao quyền lực hòa bình cho một chính phủ dân sự được bầu cũng đã gửi nhiều hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, chính phủ Myanmar vẫn phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn. Myanmar là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á, bị cản trở bởi cơ sở hạ tầng đổ nát, tình trạng xung đột ở vùng đất biên giới giàu tài nguyên và sự ảnh hưởng vẫn còn tiếp diễn của quân đội - những người vẫn còn thống trị ngành kinh doanh.
Tố Quyên (Lược dịch từ AFP & CNA)
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035 (29/06)
- Nhật Bản sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2023 tại Hiroshima (29/06)
- Trung Quốc cắt giảm một nửa thời gian cách ly bắt buộc đối với du khách quốc tế (29/06)
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn (29/06)
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70% (29/06)
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu (28/06)
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ” (28/06)
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu (28/06)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
-
222 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang cần được hỗ trợ giáo dục
- Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu