ClockThứ Ba, 28/07/2020 14:49

Ngành y tế cần 'chia lửa' với Đà Nẵng chống dịch COVID-19

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, cả hệ thống chính trị, trước hết là ngành y tế cần "chia lửa" với Đà Nẵng, không phân biệt bệnh viện tuyến Trung ương với địa phương hoặc địa phương với địa phương.

Tạo điều kiện để sinh viên từ vùng có dịch hoãn thi, nhận bằngLịch trình di chuyển của 11 ca bệnh Covid-19 ở Đà NẵngTriển khai các giải pháp cấp bách để kịp thời xử lý tình huống xấu nhấtXu hướng chăm sóc sức khỏe từ xa tăng vọt khi dịch bệnh diễn biến phức tạpNhiều gia đình hủy các chuyến đi chơi xa

Ngày 28/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã họp trực tuyến với Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển, Bệnh viện Đồng Nai, Sở Y tế Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế về công tác điều trị các bệnh nhân COVID-19.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Tại cuộc họp, lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng đã báo cáo tình hình điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19, đồng thời cho biết Bệnh viện đã tiến hành phân luồng, đảm bảo điều kiện về cách ly, điều trị cho các ca bệnh COVID-19. Trong đó, có ba trường hợp đáng lưu ý, đặc biệt hai bệnh nhân số 416 và 418 đang điều trị tại Bệnh viện thành phố Đà Nẵng đang trong tình trạng nặng.

Theo đó, bệnh nhân 416 đã được đặt ECMO (ECMO tĩnh mạch - tĩnh mạch, phổi nhân tạo) ngày thứ 4; tiếp tục được lọc máu và thở máy hỗ trợ. Hiện các chỉ số và chức năng trong phạm vi kiểm soát, nhưng tiên lượng nặng, nguy cơ tử vong cao, khả năng vẫn tiếp tục thở máy, ECMO phổi nhân tạo, lọc máu liên tục. Bệnh nhân 418 được chẩn đoán viêm đường hô hấp cấp nặng, mắc các bệnh nền như: tăng huyết áp, đái tháo đường nhiều năm; tổn thương thận biểu hiện rõ, bạch cầu tăng, cần xem xét thực hiện ECMO... Hai trường hợp này đã hết sốt. Trường hợp thứ ba mắc nhiều bệnh nền, như: suy thận mãn giai đoạn cuối, xơ gan, suy tim…, hiện, các thông số tạm ổn định, chưa phải chạy ECMO.

Hiện, các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy đang tích cực hỗ trợ cho Bệnh viện Đà Nẵng về máy móc, trang thiết bị y tế và công tác phân luồng bệnh nhân, cách ly, giám sát nhiễm khuẩn, hồi sức tích cực cho các bệnh nhân nặng. Đồng thời, Bệnh viện Trung ương Huế đang khẩn trương chuẩn bị trang thiết bị, cơ sở vật chất để tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 nặng, đặc biệt là những người có nhiều bệnh nền, chạy thận nhân tạo, góp phần giảm tải cho Đà Nẵng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ khó khăn, vất vả của các cán bộ y tế đồng thời lưu ý công tác điều trị cần hết sức tập trung với nỗ lực cao nhất, không để xảy ra trường hợp nào tử vong, bởi dịch rất nguy hiểm, nếu lơ là sẽ có diễn biến nặng rất nhanh.

Chúng ta không bất ngờ trước tình hình dịch bệnh ở Đà Nẵng nhưng trong chống dịch bao giờ cũng phải lường đến tình huống xấu, tính đến cả tình huống xấu nhất. Đến thời điểm hiện nay, các tỉnh, thành phố như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế, đặc biệt Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đều có nguy cơ có những người liên quan đến Đà Nẵng nhưng thành phố này hiện đang là ổ dịch. Do đó, cả hệ thống chính trị, trước hết là ngành y tế cần "chia lửa" với Đà Nẵng, không phân biệt bệnh viện tuyến Trung ương với địa phương hoặc địa phương với địa phương - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế điều động các lực lượng, sử dụng các công nghệ xét nghiệm để tìm ra nguồn bệnh nhanh nhất có thể; lưu ý các bệnh viện nghiêm túc thực hiện các quy định, hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch; sẵn sàng chi viện cho các bệnh viện khác khi cần thiết. Toàn bộ hệ thống bệnh viện phải nâng cao cảnh giác, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định khi tiếp nhận người đến khám, chữa bệnh. Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phải làm rất đồng bộ. Hệ thống chính trị phải hiệp đồng chặt chẽ, vận hành nhịp nhàng như một cỗ máy, từ khâu quản lý xuất nhập cảnh, rà soát các đối tượng có nguy cơ cho đến tiếp nhận bệnh nhân đến khám, chữa bệnh, thực hiện các biện pháp bảo hộ, hướng dẫn khi có các triệu chứng, tổ chức xét nghiệm, cách ly… Chỉ cần một mắt xích, một con ốc vít bị lỏng, cả cỗ máy sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có thể gây hậu quả nghiêm trọng - Phó Thủ tướng nhắc nhở.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đưa vào khai thác tuyến tàu du lịch Huế - Đà Nẵng

Ngày 14/3, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp, làm việc với Đoàn công tác Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về công tác chuẩn bị đưa vào khai thác tuyến tàu Huế - Đà Nẵng. Tham dự buổi làm việc về phía Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có ông Trần Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh.

Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đưa vào khai thác tuyến tàu du lịch Huế - Đà Nẵng
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

TIN MỚI

Return to top