ClockThứ Tư, 08/01/2020 08:50

Nghiêm cấm lái xe sau khi đã uống rượu, bia: Cần sự vào cuộc đồng bộ và quyết liệt

TTH - Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Trong đó, quy định nghiêm cấm lái xe sau khi uống rượu, bia được áp dụng.

45% người sau khi uống rượu vẫn lái xeUống bia giải độc rượu: Nguy hiểm!Hạn chế uống bia rượu trong những ngày tết

Ghi nhận của Báo Thừa Thiên Huế những ngày đầu cho thấy, nhiều người ý thức được việc không điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi uống rượu bia, tuy nhiên số người vi phạm cũng không nhỏ. 

Lực lượng CSGT tiến hành đo nồng độ cồn

Phạt nặng

Mới đây, phóng viên đã trực tiếp đến hiện trường quan sát tổ kiểm soát nồng độ cồn thuộc Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP. Huế thực thi nhiệm vụ tại đường Đống Đa và Hà Huy Tập.

Trong khoảng 2 giờ, chúng tôi ghi nhận lực lượng chức năng qua kiểm tra đã phát hiện 14 trường hợp điều khiển xe máy, 3 điều khiển ô tô có sử dụng rượu, bia.

Tài xế Trần Trọng B. Th. (28 tuổi, trú ở Đông Hà, Quảng Trị) điều khiển ô tô có kết quả đo nồng độ cồn là 0,666 mg/lít khí thở. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt được Chính phủ ban hành có hiệu lực ngày 1/1/2020, tài xế Th. sẽ bị xử phạt từ 30 - 40 triệu đồng. Dù lái xe Th. đã gọi điện thoại nhờ “trợ giúp”, đồng thời tự xưng mình là cộng tác viên của một cơ quan báo chí và mong được bỏ qua vi phạm. Tuy nhiên, lực lượng CSGT kiên quyết lập biên bản xử phạt; đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 23 tháng đối với Th.

Trung tá Nguyễn Hoàng Vũ, Đội trưởng Đội CSGT Công an TP. Huế cho biết, theo quy định, các trường hợp còn lại bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn ở mức dưới 0,25 mg/lít khí thở đều bị lập biên bản xử phạt hành chính theo quy định. Một số người khi kiểm tra tỏ ra chống đối, né tránh lực lượng chức năng hoặc gọi điện thoại cho người thân nhờ “giải cứu”. Tuy nhiên, cũng có nhiều người khi được yêu cầu kiểm tra đã chấp hành.

Thực tế kiểm tra cho thấy, tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông vẫn còn nhiều và lực lượng CSGT khá dễ dàng phát hiện, xử lý nếu lập chốt kiểm tra gần các nhà hàng, quán bia.

Ông Trần Văn C. ở phường Trường An, người vi phạm nồng độ cồn vì có kết quả kiểm tra 0,25 mg/lít khí thở, khi được hỏi có biết Luật Phòng chống tác hại rượu bia có hiệu lực từ 1/1/2020, trong đó, quy định đã uống rượu bia thì không được điều khiển phương tiện và sẽ bị xử phạt nặng nếu vi phạm, lại tỏ ra ngơ ngác và trả lời “không biết”.

Giảm tai nạn giao thông vì nguyên nhân uống rượu, bia

Theo ghi nhận của phóng viên, dọc các tuyến đường ở TP. Huế như: Lê Quang Đạo, Trường Chinh, Tố Hữu, và nhiều hàng quán ở khu quy hoạch Kiểm Huệ...hàng loạt các nhà hàng, quán nhậu vẫn tấp nập khách cùng ô tô, xe máy đỗ kín bãi. Nhiều lái xe sau khi đã sử dụng rượu bia vẫn lấy phương tiện tham gia giao thông mà không có sự khuyên ngăn từ bất cứ ai. Chủ một nhà hàng trên đường Lê Quang Đạo cho hay, để hỗ trợ khách ra về an toàn khi đã uống rượu bia, nhà hàng đã liên kết với một số hãng taxi để đưa khách về nhà an toàn. Tuy nhiên, cũng không ít thực khách khẳng định mình tỉnh táo, đủ sức lái xe, nên không thể can ngăn.

Đại tá Phan Văn Minh, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh thông tin, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, ở Việt Nam có khoảng 36% người điều khiển xe máy bị phát hiện có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép, gần 40% các vụ TNGT xảy ra do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có uống rượu bia. Do đó, việc ban hành Luật Phòng chống tác hại rượu bia là cần thiết.

Với chủ đề Năm An toàn giao thông 2020 “Đã uống rượu bia, không lái xe”, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp thực hiện nghiêm Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, nhằm mục tiêu giảm TNGT từ 5 - 10% số vụ, số người chết, bị thương so với năm 2019; giảm TNGT do nguyên nhân uống rượu bia.

Để quy định mới thu được kết quả, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, liên tục của cả hệ thống chính trị, các cơ sở giáo dục, cơ quan truyền thông, lực lượng thực thi công vụ và sự thượng tôn pháp luật của người dân.

Số liệu của Công an tỉnh, trong năm 2019, lực lượng CSGT toàn tỉnh đã lập biên bản xử lý 4.746 trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm có sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông (294 ô tô, 4.452 mô tô). Trong tuần đầu tiên của năm 2020, đã phát hiện 36 trường hợp, trong đó có 3 ô tô, 33 mô tô, đặc biệt đã có người bị xử phạt mức cao nhất là 35 triệu đồng. 

Bài, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Hạ tầng đồng bộ cho thành phố trực thuộc Trung ương

Thời gian qua, toàn tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án (DA) hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông nhằm quy hoạch tốt không gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Hạ tầng đồng bộ cho thành phố trực thuộc Trung ương
Chuyển đổi số ngành du lịch: Phải đồng bộ, thống nhất

Chuyển đổi số được xác định là xu hướng tất yếu đối với ngành du lịch khi mang lại cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững hơn trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, cần đẩy nhanh chuyển đổi số trong ngành du lịch theo hướng đồng bộ, thống nhất.

Chuyển đổi số ngành du lịch Phải đồng bộ, thống nhất

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top