ClockThứ Sáu, 20/10/2017 05:41

Người đoạt giải “Phụ nữ sáng tạo 2017”

TTH - Chúng tôi gặp Thạc sĩ Hoàng Thị Hồng Quế, giảng viên, Trưởng Bộ môn Khuyến nông, Khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn Trường đại học Nông Lâm khi biết tin “Mô hình sử dụng chế phẩm TP (Trichoderma – Pseudomonas) phòng trừ bệnh héo rũ hại lạc tại các tỉnh miền Trung” do chị chủ trì được tặng giải thưởng “Phụ nữ sáng tạo 2017”. Giải thưởng sẽ được trao vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 tại Hà Nội.

Vui vẻ, khá trẻ so với tuổi 43, nhưng nghe chị chia sẻ nỗ lực của bản thân và những thành tích đạt được, chúng tôi không khỏi khâm phục.

Chị Quế tham dự triển lãm "Phụ nữ sáng tạo 2017" (ảnh do nhân vật cung cấp)

Tốt nghiệp Trường đại học Nông lâm Huế năm 1997, chị Quế về công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây ăn quả thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài công việc chuyên môn, chị không ngừng học tập để trau dồi kiến thức. Năm 2003, chị nhận được học bổng toàn phần của Na Uy. Ngặt nỗi, đó cũng là lúc chị mang thai đứa con đầu lòng. Dù rất muốn thực hiện ước mơ bấy lâu nhưng chị đành gác lại để làm tốt thiên chức của người mẹ. Là người muốn chinh phục thử thách, vươn lên hoàn thiện bản thân, nên sau khi sinh con, chị tiếp tục rèn luyện ngoại ngữ và tiếp tục tìm học bổng. Năm 2005, chị nhận được học bổng thạc sĩ của Viện công nghệ châu Á (AIT) tại Thái Lan. “Lúc này con gái đã được 13 tháng lại có sự hậu thuẫn của ông bà nội nên tôi quyết định nắm bắt cơ hội. Những ngày đầu xa quê hương, tôi gặp không ít khó khăn. Riêng nỗi nhớ con đã là một khó khăn không hề nhỏ, chưa kể áp lực về thi cử với nhiều tiêu chí khắt khe của AIT”. Nhưng với bản tính chịu khó, chị đã biến khó khăn thành động lực, nhanh chóng hoà nhập môi trường mới. Không những thế, chị còn luôn đứng tốp đầu trong học tập. Kết quả 4 kỳ học chị đều đạt loại giỏi. Chị cũng là người được bảo vệ đề cương tốt nghiệp sớm nhất trong khoá học tại Viện công nghệ châu Á.

Trở về nước với tấm bằng thạc sĩ xuất sắc, chị Hoàng Thị Hồng Quế chuyển sang làm giảng viên tại khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn, Trường đại học Nông Lâm Huế. Năm 2014, chị bỏ lỡ cơ hội học bổng tiến sĩ nước ngoài. “Tôi nhận được học bổng nghiên cứu tiến sĩ tại Đức khi con gái đầu sắp bước vào tuổi dậy thì, là độ tuổi rất cần có mẹ bên cạnh, đứa con trai mới gần 2 tuổi, chồng lại thường xuyên đi công tác. Sau nhiều đêm đấu tranh tư tưởng, tôi quyết định ở nhà. Hiện tôi đang làm nghiên cứu sinh tại trường”, chị Quế tâm sự.

Với chị, điều khó khăn nhất ở một phụ nữ nghiên cứu khoa học khi đã có gia đình chính là quỹ thời gian không đủ, nhiều trọng trách đè nặng lên vai khiến không ít cơ hội bị vuột mất. Tuy nhiên, nếu đam mê và biết sắp xếp thời gian thì người phụ nữ vẫn có thể làm tròn được nhiều vai.

Nói về giải thưởng “Phụ nữ sáng tạo 2017”, chị chia sẻ:  “Với tôi và các đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu, giải thưởng này là sự động viên lớn để nhóm tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện sản phẩm nhằm ứng dụng vào thực tiễn”.

Chị cho biết, qua nhiều lần tham gia tập huấn cho cán bộ địa phương ở Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Quảng Nam, chị nhận được nhiều câu hỏi làm sao phòng chống bệnh héo rũ do nấm gây ra trên lạc và chứng kiến nhiều người nông dân bị thương lái Trung Quốc ép giá vì lạc không đảm bảo tiêu chuẩn, chị đã cùng đồng nghiệp trăn trở và quyết tâm nghiên cứu “Mô hình sử dụng chế phẩm TP phòng trừ bệnh héo rũ hại lạc tại các tỉnh miền Trung”. Theo chị, chế phẩm sinh học TP kết hợp nấm đối kháng Trichoderma và vi khuẩn đối kháng Pseudomonas có tác dụng tương hỗ và phát huy hiệu quả phòng bệnh. Trichoderma và Pseudomonas là chủng vi sinh bản địa đã được chị Quế và đồng nghiệp tuyển chọn, đăng ký ở ngân hàng gen thế giới. Chế phẩm sử dụng chất mang dạng bột và dễ sử dụng. Khi sử dụng chế phẩm TP, tỉ lệ bệnh héo rũ của cây lạc giảm xuống 15-20%, kích thích cây lạc sinh trưởng phát triển tốt năng suất tăng 15-20%, hiệu quả kinh tế thu được tăng từ 400.000 - 800.000 đồng/sào tùy giống lạc. Đặc biệt, việc sử dụng chế phẩm sinh học TP không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, rất thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Tuân, Trưởng khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn Trường đại học Nông Lâm Huế đánh giá: Tuy về khoa công tác chưa lâu, nhưng giảng viên Hoàng Thị Hồng Quế đã nhanh chóng làm quen với môi trường mới, khẳng định được bản thân. Hiện cô vừa là trưởng bộ môn Khuyến nông vừa giảng dạy, đồng thời làm nghiên cứu sinh và tham gia nghiên cứu khoa học. Lĩnh vực nào cô cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, riêng trong nghiên cứu khoa học cô nhiều ý tưởng mới và sáng tạo. Với “Mô hình sử dụng chế phẩm TP phòng trừ bệnh héo rũ hại lạc tại các tỉnh miền Trung” có tính thực tiễn rất cao, nếu được áp dụng rộng rãi sẽ là sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân và góp phần bảo vệ môi trường”.

Giải thưởng “Phụ nữ sáng tạo 2017” do Hội LHPN Việt Nam tổ chức gắn với chủ đề “Phụ nữ tham gia giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Tuấn Khoa

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị
Tránh mắc vào cạm bẫy

Để mỗi phụ nữ, trẻ em, nhất là phụ nữ vùng cao, biên giới không là nạn nhân của vấn nạn buôn bán người, bóc lột sức lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để phụ nữ tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, vấn nạn đó.

Tránh mắc vào cạm bẫy
Làm giàu từ ruộng vườn

Mảnh vườn xanh tốt, cây trái trĩu quả; vườn lá dong ngút ngàn... đó là thành quả của chị Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1965, hội viên phụ nữ xã Hương Toàn, TX. Hương Trà có được để kinh tế gia đình ổn định, nuôi con cái ăn học tới nơi tới chốn.

Làm giàu từ ruộng vườn
Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý

UBND TP. Huế vừa ban hành kế hoạch về thực hiện Đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bình đẳng giới.

Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý
Return to top