ClockThứ Ba, 01/12/2020 13:45

Người thầy truyền cảm hứng cho học sinh qua những thí nghiệm

TTH - Tôi thực sự ấn tượng bởi một người thầy tóc đã hoa râm nhưng lại dạy hay và duyên dáng trên sóng truyền hình trong dịch COVID -19. Người thầy đó cũng được vinh danh tại lễ tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2020 tại Hà Nội, thầy Nguyễn Hạ, Tổ trưởng chuyên môn tổ Sinh - Công nghệ Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Quảng Điền).

Thân thương hình bóng người thầyVinh danh những người thầy trong phong trào "Đổi mới, sáng tạo dạy và học"

Thầy Nguyễn Hạ dạy môn sinh trên sóng truyền hình

Thầy Hạ không chỉ nổi tiếng trong giới học trò ở vùng Quảng Điền mà nhiều phụ huynh ở Huế cũng đem con về thầy trong những ngày cuối tuần để bổ sung kiến thức, nhất là những em thi vào Trường đại học Y Dược-Đại học Huế. Có em đã trúng tuyển vào y đa khoa, không uổng công thầy trò ngày đêm miệt mài dẫu đường xa cách trở. Thầy có cách dạy dí dỏm, hài hước lại gần gũi với thực tế nên học trò “mê như điếu đổ”.

Tốt nghiệp Khoa Sinh- Trường ĐHSP Huế năm 1983, thầy Hạ nộp đơn xin về dạy tại ngôi trường mà mình từng học. Suốt 37 năm gắn bó với Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, thầy Hạ bảo, thương lắm lũ học trò ở vùng khó khăn khi các em ít có điều kiện học nhưng bù lại thông minh và chịu khó, chỉ cần mình hướng cho các em phương pháp học là dễ thành công. Tôi cảm nhận được điều này khi từ 2005 đến nay, 50 học sinh của Trường THPT Nguyễn Chí Thanh đã đạt các giải cấp tỉnh. Nhiều năm liền, ngôi trường này, môn sinh xếp thứ 1, thứ 2 trong toàn tỉnh. Sau Trường THPT chuyên Quốc Học, Trường THPT Nguyễn Chí Thanh có năm có đến hơn 20 học sinh đỗ  y khoa và hàng trăm học sinh của trường đã trở thành bác sĩ.

Người trong nghề không lạ với phong thái và cách giảng của thầy Hạ khi ít phụ thuộc vào sách giáo khoa. Thầy mở rộng những kiến thức gần gũi và gắn bó thiết thực với cuộc sống bên ngoài nên học sinh dễ hiểu. Giờ học của thầy Hạ lúc nào cũng vui vẻ. Phương pháp học là mỗi bài giảng đều có nhiều mẹo khiến học trò dễ nhớ, dễ làm. Chỉ cần các em nắm chắc kiến thức phổ thông và giải quyết các vấn đề thực tế, bài học sẽ thấm và nhớ lâu hơn.

Thực tế, lâu nay môn sinh học trong nhà trường mới chỉ dừng lại ở dạy lý thuyết do điều kiện về thực hành còn hạn chế. Thiết bị thí nghiệm của nhà trường chưa được đầu tư đồng bộ. Trong khi, học sinh nông thôn có điều kiện sống với thiên nhiên... nhưng vẫn chưa biết cách để ứng dụng. Thế nên, mỗi tiết học của thầy Hạ đều hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, khám phá qua những thí nghiệm để giúp các em có cơ hội tư duy sáng tạo với môn sinh học. Thầy kể, thời đại công nghệ, chúng cứ í ới thầy suốt ngày mỗi khi làm thí nghiệm. Đôi khi, kết quả của các bài thực hành lại trái ngược với hiện tượng mà các em nhìn thấy ban đầu, vậy là, thầy và trò cùng thảo luận, bàn cãi nên có lúc trống đánh mà học sinh vẫn cứ xin thầy nán lại.

Thầy bảo, học trò cũ đến thăm thầy hoài, những lúc thầy vắng nhà, chỉ cần các em để lại mẩu giấy, nhìn nét chữ cũng đoán được ai vừa đến thăm mình. Tâm huyết và có trách nhiệm với nghề, nhưng thầy Hạ đã từ chối khi được yêu cầu thuyên chuyển công tác lên dạy ở Trường THPT chuyên Quốc Học. Thầy bảo, do sức khỏe không tốt và cũng không muốn rời xa ngôi trường này nên thầy xin ở lại. Tuy nhiên, hằng năm, thầy Hạ đảm trách nhiều vai khi tham gia ra đề thi vào Trường THPT chuyên Quốc Học cũng như ủy viên hội đồng chuyên môn Sinh học của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Khi hỏi bí quyết để có những giờ học hấp dẫn học sinh, thầy cười, nói: Tôi không có bí quyết, chỉ có điều trong cách dạy học không phụ thuộc vào sách giáo khoa, đó chỉ là tài liệu tham khảo. Trò học thì thầy cũng phải học để nâng cao tay nghề, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin để không ngừng làm giàu kiến thức, kỹ năng giảng dạy. Và tôi luôn sẵn lòng với đội ngũ giáo viên trẻ, kèm cặp, hướng dẫn và góp ý với các em để những giờ dạy hấp dẫn, thực tế hơn.

Bài, ảnh: An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top