ClockThứ Năm, 18/03/2021 08:31

Nhà vệ sinh trường học: Qua rồi nỗi ám ảnh - Kỳ II: Xã hội hóa là điều cần thiết

TTH - Cơ bản đã hoàn thành việc xây dựng nhà vệ sinh trong trường học. Không chỉ trong xây dựng hay sửa chữa, nhà vệ sinh trường học đã và đang rất cần đến sự chung tay trong quá trình sử dụng và phát huy hiệu quả giá trị.

Nhà vệ sinh trường học: Qua rồi nỗi ám ảnh - Kỳ 1: Ưu tiên cho học tròĐể đường đến trường - về nhà an toàn

Nhà vệ sinh trong trường học không còn là nỗi ám ảnh của học sinh

Hơn 100 tỷ đồng để “giải tỏa nỗi buồn”

Cũng do thực tế đáng lo và vấn đề sức khỏe cho cả giáo viên và học sinh đang gióng lên nhiều hồi chuông báo động nên hơn bao giờ hết, câu chuyện về nhà vệ sinh trong trường học để “giải tỏa nỗi buồn” cho học sinh và giáo viên, tưởng chỉ là bên lề, lại “nóng” lên và thu hút được sự quan tâm, đồng thuận của Nhà nước và của cả cộng đồng trong thời gian qua. Còn nhớ, tại phiên họp thường kỳ vào tháng 4/2018, vấn đề nhà vệ sinh trong trường học đã được đặt lên bàn nghị sự. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và nhấn mạnh, đây là việc làm rất quan trọng; đồng thời, yêu cầu ngành giáo dục khẩn trương triển khai thực hiện.

Thừa Thiên Huế cũng đã tích cực nhập cuộc. Ngày 24/2/2020, UBND tỉnh có Quyết định số 525/QĐ - UBND phê duyệt chương trình nhà vệ sinh trường học, giai đoạn 2020 - 2021. Kết quả khảo sát cho thấy, 100% điểm trường có nhà vệ sinh. Vấn đề đặt ra là nhiều nhà vệ xây dựng đã lâu, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành. Nhiều cơ sở giáo dục quá tải trong sử dụng nhà vệ sinh. Một số quy định của Nhà nước còn bất cập, gây khó khăn cho các cơ sở giáo dục trong việc huy động các nguồn lực thực hiện công tác vệ sinh, đặc biệt là nhà vệ sinh.

Để đảm bảo nhu cầu sử dụng, đảm bảo sức khỏe cho học sinh và giáo viên, tỉnh Thừa Thiên Huế đề ra mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn 2020 - 2021, sửa chữa, nâng cấp duy tu, bảo dưỡng 501 nhà (phòng) vệ sinh học sinh với diện tích khoảng 8.537m2 và 108 nhà (phòng) vệ sinh giáo viên với diện tích khoảng 1.060m2; xây mới 88 nhà (phòng) vệ sinh học sinh với 451 bệ xí, có diện tích khoảng 3.334m2 và 131 nhà (phòng) vệ sinh giáo viên với 368 bệ xí, có diện tích khoảng 3.680m2. Tổng kinh phí thực hiện chương trình dự tính khoảng 101 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã có Quyết định số 1350/QĐ-UBND phê duyệt tiêu chí, tiêu chuẩn nhà vệ sinh trường học thống nhất áp dụng triển khai xây dựng trên địa bàn tỉnh. Bộ tiêu chí, tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu để thiết kế, công cụ đánh giá cho tất cả các nhà vệ sinh trường học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc biệt, không chỉ đề ra quy định về kiến trúc, kết cấu, điện, nước, diện tích… mà còn chú ý đế việc việc yêu cầu các khu nhà vệ sinh trường học trong tỉnh xây dựng mới và sửa chữa có thể lắp đặt trước và trong các khu phòng vệ sinh các chậu cây xanh, âm nhạc để trang trí tạo cảm giác thân thiện.

Nhìn lại việc thực hiện Quyết định số 525/QĐ - UBND của UBND tỉnh, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng, nhờ có sự vào cuộc tích cực của các địa phương và ngành giáo dục toàn tỉnh nên cho đến nay cơ bản đã hoàn thành việc xây dựng nhà vệ sinh trong trường học đảm bảo các tiêu chí và quy định đề ra. Tuy còn chưa thật đồng đều ở các cơ sở giáo dục nhưng đã tạo được một hình ảnh về nhà vệ sinh trường học trong tỉnh, không chỉ bảo đảm an toàn vệ sinh mà còn hướng tới sự thân thiện. Đáng nói là, không chỉ trông chờ từ ngân sách Nhà nước mà còn có sự chung tay của cộng đồng với nhiều nguồn hỗ trợ trong việc xây dựng nhà vệ sinh trường học.

Cây xanh được trồng ở khu vực vệ sinh

Thêm chuyện hằng ngày ở… trường

Chuyện nhà vệ sinh ở nhiều trường học ngay tại Huế cách nay mấy chục năm được xây dựng rộng rãi, đàng hoàng và hiện đại nhưng… hôi hám, là nỗi ám ảm của bao thế hệ học trò cho thấy, vấn đề đặt ra của nhà vệ sinh học đường không chỉ dừng lại ở chỗ đầu tư xây dựng mà còn là cách duy trì bảo quản, giữ gìn hằng ngày.  

Thăm Trường THCS An Bằng (Vinh An, Phú Vang), chúng tôi ghi nhận được nỗ lực của nhà trường trong việc đầu tư nguồn lực để xây dựng một khu nhà vệ sinh khá tử tế và khang trang dành cho thầy trò thoải mái trong việc “giải tỏa nỗi buồn”. Nhìn khu vực nhà vệ sinh nằm cách không xa các lớp học nhưng tuyệt nhiên không có mùi hôi, chúng tôi hỏi Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam và nhận được trả lời không chút chần chừ, phải lo chùi và vệ sinh hằng ngày chơ (!). Ông Nam cho biết, nhà trường đã thuê 2 lao động hằng ngày chăm lo đảm bảo sạch sẽ và an toàn vệ sinh cho khu nhà vệ sinh dành cho hàng trăm học sinh và giáo viên. 

Nhớ cách nay không lâu trò chuyện với bà Hoàng Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Chí Diểu (TP. Huế), chúng tôi cũng được biết trường này cũng cách làm tương tự. Theo bà Thủy, Trường THCS Nguyễn Chí Diểu có gần 2.000 học sinh nên nhà vệ sinh luôn được chú trọng. Nhà trường huy động nguồn đóng góp của phụ huynh để thuê nhân công dọn dẹp ở 7 khu vực nhà vệ sinh trong trường. Ngoài ra, còn cử người thường xuyên theo dõi, kiểm tra, tránh tình trạng nhà vệ sinh bốc mùi.

Hầu hết đại diện các trường học ở Thừa Thiên Huế mà chúng tôi có dịp tiếp xúc đều khẳng định, phải có sự giúp sức của phụ huynh. Đội ngũ nhân viên dọn dẹp vệ sinh được thay thế bằng đội ngũ lao động chuyên nghiệp. Căn cứ theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (ngoài thu học phí không được thu thêm nguồn thu nào khác), các trường học chỉ còn cách “tự thân vận động” bằng tự cân đối ngân sách để thuê lao công hoặc tổ chức học sinh trực nhật. Ví như Trường THCS Nguyễn Tri Phương (TP. Huế), mỗi tầng học đều có nhà vệ sinh, nên muốn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, nhà trường buộc phải hợp đồng lao công ngoài định biên. Cách “chữa cháy” của trường là vận dụng Thông tư 29 về đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện từ phụ huynh.

Xã hội hóa gắn với minh bạch hóa

Để giải quyết mối bận tâm của phụ huynh và học sinh về công trình nhà vệ sinh, các trường cần có sự đổi mới, phải chú ý đầu tư hệ thống bồn bệ toillet, nước sạch đảm bảo và phù hợp với cuộc sống hiện đại. Riêng việc thuê dịch vụ làm vệ sinh hằng ngày tại nhà vệ sinh, đây là nhu cầu chính đáng để phục vụ sức khỏe con em mình, nên chắc chắn phụ huynh đều đồng tình đóng góp một khoản hợp lý, tương tự như đã tự nguyện đóng góp để trang bị máy điều hoà, chi trả tiền điện, thuê bảo vệ trật tự... Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng, quy định của Thông tư số 55/2011/TT - BGDĐT là rất nghiêm ngặt, vậy nên để huy động thực xã hội hóa đóng góp này, các trường học phải làm việc với phụ huynh một cách công khai, minh bạch và rõ ràng.

Từ thực tế ở các trường học trong toàn tỉnh, ông Trần Duy Hân, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính - Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng, các trường vẫn có thể khắc phục bằng cách dành một khoản kinh phí hằng năm để theo dõi hư hỏng và duy tu, bảo dưỡng. Về góc độ quản lý, dịp tổng kết năm học, phòng giáo dục và đào tạo nên đưa nội dung về quản lý nhà vệ sinh vào báo cáo tổng kết cuối năm của nhà trường và xem đây như tiêu chí để đánh giá, bình xét thi đua, nhằm tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo. Theo ông Nguyễn Tân, các trường học đều có nhân viên y tế, nên giao cho họ trách nhiệm quản lý và vận hành nhà vệ sinh.

Cách nay mấy mươi năm trước, trong câu chuyện của một số người có dịp đi công tác ở nước ngoài về, chúng tôi thường nghe nhắc tới khu nhà vệ sinh ở nhiều nơi họ đến, trong đó có sân bay. Nó lạ lắm khi có người bảo, nhà vệ sinh của người ta sao mà sạch đẹp, đến nỗi muốn vào… ngủ một giấc. Đến thăm nhiều khu nhà vệ sinh của nhiều trường học trong tỉnh để thực hiện bài viết này, chúng tôi bất chợt nhớ lại câu chuyện kia. Rõ ràng, có được như hôm nay là cả một quá trình, nó bắt đầu từ những yêu cầu đặt ra của cuộc sống và sự đổi thay trong cách nhìn nhận về vai trò của nhà vệ sinh mà trong thời gian quá lâu chúng ta xem thường, coi đó chỉ là chuyện bên lề trong trường học.

Đan Duy – Huế Thu – Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Ý kiến nhỏ cho một việc nhỏ

Trong mấy năm trở lại đây, nhiều mặt đổi thay tích cực tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã được cộng đồng dân cư trong và ngoài tỉnh ghi nhận; đặc biệt là trên lĩnh vực chỉnh trang đô thị. Đó là việc dỡ bỏ nhiều hàng rào sắt xung quanh các công sở tại trục đường Lê Lợi và một vài nơi khác; đó là việc mở rộng mặt đường, lát lại vỉa hè tại đường Hai Bà Trưng, Phạm Hồng Thái, Trương Định, Bà Huyện Thanh Quan… được nhiều người dân sở tại và khách du lịch đến Huế đánh giá cao.

Ý kiến nhỏ cho một việc nhỏ
Dân vũ cần được phát huy trong trường học

Dân vũ là một hoạt động tập thể lành mạnh, mang tính văn hóa sâu sắc. Đây là loại hình nghệ thuật có sự lan tỏa rộng và kết nối nhanh, rất thích hợp với phong trào thanh niên trường học.

Dân vũ cần được phát huy trong trường học

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top