ClockThứ Tư, 02/09/2020 08:52

Nhớ lời căn dặn của Người

TTH - Quan điểm huy động Nhân dân tham gia xây dựng Đảng và bộ máy chính quyền đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên từ những giai đoạn cách mạng trước. Nhớ lại lời căn dặn của Người “Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”, chúng ta có thể tìm thấy những chỉ dẫn hữu ích cho công việc hôm nay.

Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí MinhLãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Chủ tịch Hồ Chí Minh

1. Khi trở thành đảng cầm quyền, sức hấp dẫn của quyền lực rất lớn và hậu quả của sự tha hoá của con người do quyền lực gây ra rất nguy hiểm với mỗi người đảng viên đảm nhiệm những vị trí quyền lực.

Gắn liền với những chức vị trong xã hội là những quyền lợi cá nhân dễ được lợi dụng để tạo ra. “Quyền” bao giờ cũng gắn liền với “lợi” như trong từ ghép vẫn hay được nhắc đến.

Danh hiệu cán bộ, đảng viên đi kèm với những chức tước, địa vị với “quyền” và “lợi” đã trở thành công cụ để phất lên làm giàu nhanh chóng với các mánh khóe, thủ đoạn bất chính. Điều này tất yếu dẫn đến tệ “mua quan bán chức”, tệ phe phái, bè cánh của những kẻ cơ hội giành giật nhau những địa vị “béo bở”.

Công tác tổ chức cán bộ theo lối mòn cũ (cả về đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ) đã bộc lộ rõ sự bất cập với những yêu cầu mới, không những thế còn gây nhiều tác hại, để lọt những kẻ cơ hội vào các tổ chức Đảng và chính quyền, “phấn đấu” giành được các vị trí lãnh đạo như những nấc thang để leo cao hơn, mỗi một chặng đường “phấn đấu” như một cuộc cạnh tranh đầu tư để thu “siêu lợi nhuận” một cách bất chính.

Chúng ta đã đề ra nhiều tiêu chuẩn để tuyển chọn những cán bộ có chất lượng, đủ phẩm chất và năng lực nhưng công tác đánh giá cán bộ chưa được tiến hành một cách chặt chẽ, chính xác đã dẫn đến việc lọt và cũng chưa loại bỏ kịp thời những kẻ không đủ phẩm chất chui vào và nắm giữ những chức danh quan trọng. Ngược lại, những cán bộ tốt không được đặt đúng chỗ và không phát huy được hiệu quả năng lực của mình.

2. Đảng lãnh đạo xã hội bằng đường lối và bằng sự thuyết phục của mỗi cán bộ, đảng viên khi gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng trong những nhiệm vụ cụ thể.

Đến với Nhân dân, mỗi người cán bộ cần có sự thuyết phục, có sức cảm hóa quần chúng bằng chính những phẩm chất đạo đức trong sáng và phong cách công tác giản dị, chan hòa của mình. Theo chiều ngược lại, quần chúng Nhân dân là người theo dõi, đánh giá sự đúng đắn, tính hiệu quả của đường lối qua những hoạt động lãnh đạo của cán bộ, đảng viên. Nhân dân cũng là người góp ý, điều chỉnh những sai sót của người vận hành và sự vận hành bộ máy của chúng ta.

Trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng cuối cùng của mình (3/2/1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Đây cũng có thể coi là những di huấn của Người về công tác rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, trong đó Người chỉ rõ: “Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên”.

Trong tác phẩm nổi tiếng của mình Sửa đổi lối làm việc, viết từ những ngày đầu xây dựng Chính quyền Nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp (10/1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu chủ trương: “Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết”, “Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”. Để làm được điều đó, Đảng phải thay đổi được thái độ của Nhân dân trước những biểu hiện tiêu cực, để Nhân dân tham gia tích cực, ủng hộ những cố gắng của Đảng trong việc xây dựng, chỉnh đốn mình. Cần công khai những chế độ, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan đến trách nhiệm và quyền lợi của các đảng viên, các cơ quan, những điều đảng viên không được phép làm để Nhân dân có cơ sở đối chiếu trong quá trình giám sát, đồng thời tạo những điều kiện cần thiết và thuận lợi để Nhân dân thực hiện quyền giám sát trực tiếp của mình và gián tiếp thông qua các tổ chức đoàn thể và các phương tiện thông tin đại chúng. Thực hiện tốt việc cán bộ, đảng viên tự phê bình trước quần chúng - là đồng nghiệp trong cơ quan, Nhân dân ở nơi cư trú - để Nhân dân có thể trực tiếp tham gia góp ý nhận xét từng cán bộ, đảng viên về phẩm chất, năng lực cũng như mức độ hoàn thành những công việc được giao một cách cụ thể và chính xác. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên và điều quan trọng nhất là phải đạt được hiệu quả thực tế, tránh rơi vào hình thức, qua loa.

Bên cạnh đó, cần sự vào cuộc mạnh mẽ của những phương tiện thông tin đại chúng như một cơ quan giám sát độc lập các hoạt động của các cơ quan và những người nắm giữ các chức vụ. Đây được coi là một lực cản khá lớn với các “bệnh tật” có thể phát sinh. Các nhà hoạt động chính trị và các công chức có thể dễ bị cám dỗ hơn vào việc lợi dụng quyền lực để chiếm đoạt những sở hữu chung cho cá nhân nếu như họ tin rằng những hành vi sai trái của mình khó có thể bị bóc trần trước công chúng và bị dư luận lên án. Tất nhiên cần đề phòng những âm mưu lợi dụng dân chủ và tự do ngôn luận để thực hiện mục đích chống phá, gây rối loạn của những thế lực thù địch, những âm mưu lợi dụng diễn đàn tuyên truyền để “hạ bệ” nhau trong những cuộc tranh chấp quyền lực. “Giới hạn hợp lý” để bảo vệ những lợi ích chung và quyền tự do riêng tư của các cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng là điều cần thiết và phải được hoạch định bằng một tư duy sáng suốt.

Bài: TS. NGÔ VƯƠNG ANH
Ảnh: TL

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin là một trong những yếu tố, cơ sở lý luận quan trọng, bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin
Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh

Sáng 21/3, tại Nhà khách Quốc hội (Hà Nội) diễn ra hội thảo “Văn học Nghệ thuật (VHNT) Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động giao lưu văn hoá nghệ thuật do Liên hiệp các Hội VHNT của ba địa phương tổ chức.

Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP Hồ Chí Minh
Điển hình về học và làm theo Bác

Chi hội Nông dân (HND) tổ dân phố (TDP) Thạch Bình, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền là một trong những điển hình về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, các hội viên trong Chi HND TDP Thạch Bình đã từng bước khẳng định mình; góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Điển hình về học và làm theo Bác
Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đến năm Giáp Thìn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh “đi xa” vừa tròn 55 năm (1969 - 2024). Ở Thừa Thiên Huế, người có vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần nhất có lẽ là anh hùng Kan Lịch. Trong lần gặp cuối cùng vào năm 1969, Bác Hồ căn dặn: “Trở thành anh hùng đã khó, nhưng giữ được các phẩm chất, đạo đức của anh hùng suốt đời càng khó hơn. Phải học tập và rèn luyện suốt đời”.

Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

TIN MỚI

Return to top