ClockThứ Bảy, 23/07/2016 10:49

Nhọc nhằn chuyện đi ăn cưới!

TTH - Lâu lắm mới có cuộc hội ngộ ở làng, câu chuyện của mấy bác cháu xem ra cũng khá rôm rả quanh chuyện đời sống, công việc và những mối quan hệ hàng ngày.

Thực ra, điều làm tôi ngạc nhiên là bác công nhân của gia trại nhà mình có một cơ ngơi cũng khá tươm tất và đàng hoàng. Con gái hay con trai đều được vợ chồng bác cắt cho mảnh đất trong khuôn viên vốn khá rộng để làm nhà. Thu nhập từ nghề làm hàng mã dù không nhiều nhưng cũng tạm đủ đắp đổi qua ngày. Vậy là cũng mừng hơn nhiều người rồi.

Câu chuyện loanh quanh thế nào lại qua qua chuyện cưới xin, kỵ giỗ. Có lẽ là vì bác trai cũng có ý phân trần về việc mình nghỉ đi giỗ chạp, cưới xin nhiều với giọng khá áy náy. Té ra, chuyện đi ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp ở quê vẫn còn nhiêu khê hơn tôi từng nghĩ, chí ít thì người thành phố còn có thể có lý do này, lý do kia để khước từ vài ba cuộc, hoặc không đi được thì gửi quà mừng, nhưng người ở làng, ở xóm như vậy là không ổn, nói theo kiểu bác trai trò chuyện là làm rứa không ngó mặt nhau được. Mà mỗi năm, không biết có bao nhiêu đám nữa, và cũng cứ phải thu xếp để đi. Bác trai tính, trong năm qua, riêng cho chuyện này, bác đã chi hết 18 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay thì chưa “hạch toán” cụ thể nhưng loạn lắm...! Anh hàng xóm kế bên cũng bảo, nhà tui hết 22 triệu đồng. Nhiều khi đang lu bu ba chuyện làm chuồng heo, chuồng gà, làm vườn nhưng cũng phải gác lại để đi. Nói thiệt là nhìn thiệp mời mà rầu!

Tôi hỏi, sao bác và anh không để bác gái và vợ đi giúp? “ Đàn bà đi có khi còn tốn kém hơn – bác trai nói – Là vì mấy bà mấy cô đi thì cũng lo đầu tóc, cái mặt tươm tươm chút không người ta chê cười, rồi còn quần, còn áo, mệt lắm! Mấy mụ vì rứa mà tiếc nên đẩy cho các ông chồng đi hết. Chỉ khi mô không thể mới phải thay chồng đến đám cưới. Nhiều khi nghĩ chuyện ni thôi mà đau hết cả đầu. Nhưng biết làm răng chừ?”

Anh bạn tôi tính, nếu chỉ 18 triệu/năm cho khoản ni thì cũng ngốn hết gần nửa năm lương của ông rồi. Hèn chi mà cứ lận đận hoài...

Mà xem ra, bà con nông thôn mình lận đận và nhọc nhằn chuyện cưới xin nhiều lắm, chưa biết khi mô mới vơi?

Nguyễn An Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhọc nhằn mùa lưới cá khoai

Đối với những ngư dân đi biển ven bờ như quê chồng tôi (Phú Diên, Phú Vang) thì mùa lưới cá khoai có lẽ là mùa biển được trông chờ nhất trong năm. Bởi đây là mùa “kiếm gạo” để bà con dành dụm cho một cái tết ấm no. Nhưng để có cái tết sung túc thì ngư dân cũng không ít nhọc nhằn, quăng quật với sóng gió mùa biển động.

Nhọc nhằn mùa lưới cá khoai
Check-in…lụt

Giữa “bộn bề” hình ảnh ngập lụt, tôi “gặp” một status mà tin rằng ai đọc cũng sẽ bất giác nở nụ cười: “Theo ấy về Huế họp mặt lớp Quốc Học và có quá nhiều trải nghiệm thật đẹp về mùa lũ lụt. Gởi đến cả nhà một chút gì rất Huế”. Kèm theo là những hình ảnh “tự sướng” với nụ cười tươi tắn của nữ chủ nhân dòng trạng thái nhẹ nhõm ấy.

Check-in…lụt
Nghề dỡ nhà cũ

Sau thời gian dài ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện nay, nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà của người dân tăng cao. Do đó, nghề phá dỡ nhà cũ cũng đang “ăn nên làm ra” dù công việc khá vất vả.

Nghề dỡ nhà cũ
Nâng chất cho tài nguyên lao động

Đó là cách mà ông Trương Anh Dũng - Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh về lực lượng lao động có kỹ năng tay nghề.

Nâng chất cho tài nguyên lao động
Return to top