Thế giới

Nhu cầu khí đốt tự nhiên của ASEAN sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050

ClockThứ Năm, 09/03/2023 10:55
Theo những gì được thảo luận trong hội thảo mới nhất do Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) và Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF) phối hợp tổ chức có thể thấy rằng, nhu cầu về khí đốt tự nhiên, một loại nhiên liệu chính trong giai đoạn chuyển đổi năng lượng để đạt được mức trung hòa Carbon sẽ tăng gấp đôi ở khu vực ASEAN, cụ thể là lên mức 350 tỷ m3 vào năm 2050.

Phát triển năng lượng Mặt Trời và gió giúp EU tiết kiệm 12 tỷ euroDịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccineDự báo sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ năm 2023 cao kỷ lụcThổ Nhĩ Kỳ bước vào thế kỷ khí đốt mớiHội nghị thượng đỉnh Năng lượng toàn cầu: Khí đốt sẽ cần thiết trong thời gian dài

leftcenterrightdel
 Nhu cầu khí đốt tự nhiên đang ngày càng tăng ở Đông Nam Á và nhiều khu vực khác trên thế giới. Ảnh minh hoạ: TTXVN/Vietnam+

Một số quốc gia ASEAN bao gồm Campuchia, Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã công bố các mục tiêu trung hoà Carbon của nước mình. Trên thực tế, Campuchia là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á công bố kế hoạch đạt được trung hoà Carbon vào năm 2050 thông qua lộ trình của mình, được biết đến với tên chính thức là “Chiến lược dài hạn về mức trung hoà Carbon”.

Theo thông cáo báo chí của ERIA, Giáo sư Hidetoshi Nishimura, Chủ tịch ERIA cho hay, các hệ thống năng lượng khử Carbon đòi hỏi phải nhanh chóng nhân rộng các nguồn và công nghệ năng lượng sạch hơn hiện có với sự hỗ trợ cần thiết cho các ưu đãi chính sách, tài chính và tiền tệ, cũng như thiết kế thị trường phù hợp.

Một ý kiến khác có liên quan, Tổng Thư ký GECF Mohamed Hamel dự báo, khu vực ASEAN sẽ chứng kiến nhu cầu khí đốt tự nhiên tăng hơn gấp đôi, lên hơn 350 tỷ m3 vào năm 2050. Tỷ lệ khí đốt tự nhiên trong hỗn hợp năng lượng của khu vực được dự đoán sẽ tăng liên tục lên 24% vào năm 2050.

Phản ánh về triển vọng thị trường khí đốt tự nhiên và khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) cho năm 2023, Yui Torikata của công ty tư vấn Kpler cho biết, xu hướng cho thấy nguồn cung LNG toàn cầu ước tính tăng lên khoảng 420 triệu tấn vào năm 2023, trong khi nhu cầu ở Trung Quốc tăng do mở cửa nền kinh tế trở lại và nhiều yếu tố khác.

Để đảm bảo lượng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) trong trung và dài hạn, đầu tư vào các dự án sản xuất LNG là rất quan trọng vì thương mại LNG và khí tự nhiên dự kiến sẽ tăng lên 430 triệu tấn vào năm 2023.

Trước tình hình này, ông Tetsuya Watanabe, Cố vấn đặc biệt của Chủ tịch ERIA đã liệt kê các chiến lược giúp khu vực Đông Nam Á đáp ứng nhu cầu năng lượng và củng cố vị thế xuất khẩu của mình trên thị trường khí đốt toàn cầu, đồng thời đạt được nguồn vốn cần thiết để khai thác không chỉ các nguồn khí đốt tự nhiên thông thường mà cả các nguồn tài nguyên phi truyền thống, cùng lúc có các chiến lược đầu tư kịp thời và có kế hoạch tốt trong chuỗi cung ứng khí đốt tự nhiên, cũng như giới thiệu các công nghệ và kỹ thuật thân thiện với môi trường trong các dự án sắp tới.

Riêng với Campuchia, Giám đốc Quốc gia của EnergyLab Campuchia Natharoun Ngo Son, khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) là nhiên liệu cần thiết giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng của Campuchia.

Dù vậy, nước này cần lập kế hoạch sử dụng nhiều hơn năng lượng mặt trời và tính toán lượng khí sẽ sử dụng thay thế cho than chưa được sản xuất. Quốc gia này không nên nhập nhiều LNG hơn mức cần thiết bởi nếu không, nó sẽ làm giảm không gian dành cho năng lượng sạch và làm chậm quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. LNG phải được sử dụng một cách khôn ngoan như một phương tiện để Campuchia áp dụng năng lượng sạch hơn cho hiện tại và tương lai sau này.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng về đoàn viên, người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân luôn là đợt cao điểm chăm lo cho công nhân lao động. Năm nay, với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", ngay từ thời điểm cuối tháng 4, nhiều hoạt động chăm lo cả về vật chất lẫn tinh thần đã được các cấp công đoàn đồng loạt thực hiện.

Hướng về đoàn viên, người lao động
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỔ XÔ RÚT BẢO HIỂM MỘT LẦN VÌ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI SỬA ĐỔI:
Cần truyền thông sâu rộng

Thông tin từ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi liên quan đến 2 phương án rút BHXH một lần thời gian qua khiến nhiều người lao động (NLĐ) hoang mang và đổ xô nghỉ việc để rút BHXH một lần, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Cần truyền thông sâu rộng
Return to top