ClockChủ Nhật, 03/06/2018 10:24

Những thông điệp đằng sau chuyến thăm Triều Tiên của Ngoại trưởng Nga

Chuyến thăm Triều Tiên của Ngoại trưởng Nga là thông điệp cho thấy Nga không thể đứng ngoài tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Hội nghị thượng đỉnh Nhật-Trung-Hàn sẽ tác động lớn đến ASEANHàn Quốc và Triều Tiên dọn đường cho hội nghị thượng đỉnh liên TriềuHàn Quốc – Triều Tiên hội đàm cấp cao lần hai về hội nghị thượng đỉnh sắp tớiMỹ: Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tạo đà cho hội nghị Triều-Mỹ

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có cuộc gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 31/5 tại Bình Nhưỡng, trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều dự kiến tại Singapore hôm 12/6 tới.  Đây là chuyến thăm Triều Tiên lần đầu tiên của ông Lavrov kể từ năm 2009, trong một nỗ lực đảm bảo vai trò của Nga trước một loạt hoạt động ngoại giao con thoi liên quan đến Triều Tiên.

Ngoại trưởng Lavrov gặp mặt ông Kim Jong Un trong chuyến công du tới Bình Nhưỡng. Ảnh: Bộ Ngoại giao Nga
Chiến lược của Nga

Hãng tin Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Lavrov trong cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng, khẳng định, Nga luôn quan tâm đến hòa bình, ổn định và thịnh vượng trên Bán đảo Triều Tiên cũng như toàn bộ khu vực Đông Bắc Á. Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Lavrov cũng hoan nghênh cam kết thúc đẩy Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới của nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên, kêu gọi thực thi các biện pháp ngăn chặn những nỗ lực làm tổn hại tiến trình hòa giải trên Bán đảo Triều Tiên.

Theo nhà Ngoại giao Nga, vấn đề hạt nhân Triều Tiên không thể giải quyết hoàn toàn nếu các biện pháp trừng phạt Triều Tiên không được dỡ bỏ, đồng thời tiến trình phi hạt nhân hóa cũng cần phải có thời gian, không thể thực hiện trong “1 sớm 1 chiều”. Quan điểm này của Nga trái ngược hoàn toàn với lập trường của Tổng thống Mỹ Donald Trump, muốn Triều Tiên phi hạt nhân hóa “hoàn toàn, minh bạch, không thể đảo ngược” trước khi nhận được bất cứ nhượng bộ nào từ Mỹ.

Bên cạnh đó, lời mời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến thăm Nga của ông Lavrov và việc ông Kim Jong-un chấp thuận đề xuất tổ chức hội nghị Thượng đỉnh Nga-Triều cũng cho thấy một chiến lược trong chính sách đối ngoại của Nga và khẳng định vai trò không thể thiếu của Nga trong vấn đề Triều Tiên.

Từ trước đến nay, Điện Kremlin luôn bày tỏ mong muốn đóng vai trò then chốt trong hoạt động ngoại giao trong vấn đề Triều Tiên vì thế Nga muốn nhân chuyến thăm này để nhắc nhở Mỹ cùng các đồng minh rằng bất cứ thỏa thuận dài hạn nào với Triều Tiên sẽ vẫn cần sự hỗ trợ của Nga. 

Tờ Telegraph dẫn lời ông James Brown, chuyên gia nghiên cứu quan hệ Nga-Triều Tiên tại Đại học Temple của Mỹ nhận định, điểm mấu chốt trong chuyến thăm Triều Tiên của Ngoại trưởng Lavrov là Nga muốn can dự vào toàn bộ trò chơi ngoại giao đang diễn ra trong khu vực hiện nay. Giống như Nhật Bản, Nga đang cảm thấy bị gạt ra rìa trong quá trình ngoại giao hiện tại và giờ muốn quay trở lại.

Nga-Triều đối tác truyền thống

Cũng cần phải nhắc lại rằng, Nga cùng với Trung Quốc vốn là đối tác truyền thống của Triều Tiên. Trong giai đoạn leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên hồi năm 2017, Nga đã phối hợp với Trung Quốc thúc đẩy một tiến trình hòa bình, với mong muốn kết quả của tiến trình này sẽ là một thỏa thuận đa phương với sự tham gia của tất cả các nước Đông Bắc Á về đảm bảo hòa bình, an ninh trên bán đảo Triều Tiên.  

Nga cũng nhiều lần lên án cuộc tập trận chung thường niên giữa Mỹ và Hàn Quốc – mà Triều Tiên cho là cuộc diễn tập “xâm lược”, đồng thời kêu gọi Mỹ-Hàn giảm bớt cường độ các cuộc tập trận.  Và hơn hết, khi khẳng định tầm quan trọng của tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, Nga đã đứng về phía Triều Tiên cho rằng,  tiến trình này nên là một phần trong thỏa thuận mở rộng kéo dài nhiều năm và đi kèm với những nhượng bộ từ phía Mỹ.

Phát biểu với hãng tin Sputnik, ông Tom Mc Gregor, bình luận viên và biên tập viên của đài truyền hình CNTV Trung Quốc nhấn mạnh: “Nga có quan hệ song phương thân thiết với Triều Tiên, do đó có thể ảnh hưởng đến cách hành xử của Triều Tiên. Khi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều đang đến gần, Bộ Ngoại giao Nga nhận thấy rằng cần phải hối thúc Triều Tiên thể hiện sự tế nhị cùng với thiện chí nhiều hơn nữa trong các cuộc tiếp xúc với các nhà ngoại giao Mỹ và thậm chí là trong cuộc gặp với Tổng thống Donald Trump. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên, trong đó có Nga và Trung Quốc”.

Kinh tế - át chủ bài của Nga

Theo ông James Brown, Tổng thống Nga Putin có thể tạo ra ảnh hưởng đòn bẩy đáng kể đối với Triều Tiên thông qua tăng cường viện trợ kinh tế hoặc trao đổi thương mại. Khi đó ảnh hưởng tăng cường của Nga trong vấn đề Triều Tiên có thể được dùng để đối lấy sự nhượng bộ từ Mỹ và ngăn chặn Mỹ gây sức ép với Triều Tiên.

Suy luận này không phải là không có cơ sở bởi trong bối cảnh Bình Nhưỡng thể hiện thái độ hòa giải với cộng đồng quốc tế,  có một số thông tin cho rằng Nga đang xem xét các cơ hội hợp tác kinh tế tại Triều Tiên. Tờ Telegraph dẫn một nguồn thạo tin cho biết, Nga sẵn sàng xúc tiến việc xây dựng tuyến đường sắt đi qua Triều Tiên nối với các tuyến đường sắt ở Nga và Hàn Quốc, cũng như phát triển các tuyến vận tải liên quan đến các cảng biển của Triều Tiên. Ngoài ra, Nga cũng để mắt đến dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt tới mũi phía nam của Bán đảo Triều Tiên.

Chuyên gia Tom Mc Gregor cho rằng: “Triều Tiên dường như hiểu rất rõ thông điệp mà Nga đưa ra trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Lavrov. Hiện các nhà ngoại giao Triều Tiên cũng đang nỗ lực làm việc không mệt mỏi để Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra theo đúng kế hoạch. Nếu hội nghị lần này thành công, Nga có thể nhận được phần thưởng xứng đáng vì những nỗ lực nhằm duy trì hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên”.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản và ASEAN dự kiến sẽ nhất trí về các vấn đề hợp tác mới

Hãng tin Japan Times cập nhật, nhiều khả năng trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào cuối tháng này, các nhà lãnh đạo Nhật Bản và ASEAN có thể sẽ nhất trí theo đuổi mục tiêu một thế giới không có vũ khí hạt nhân và tăng cường hợp tác về chuỗi cung ứng và số hóa.

Nhật Bản và ASEAN dự kiến sẽ nhất trí về các vấn đề hợp tác mới
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 của nhóm BRICS:
Mở rộng thành viên sẽ là nội dung đứng đầu chương trình nghị sự

Việc kết nạp các thành viên mới vào Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) sẽ là một chủ đề chính trong chương trình nghị sự, khi Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 chính thức khai mạc tại thành phố Johannesburg (Nam Phi) vào ngày mai (22/8).

Mở rộng thành viên sẽ là nội dung đứng đầu chương trình nghị sự
Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu

Sự sụp đổ của hành lang xuất khẩu Biển Đen - nơi đã tạo điều kiện cho hơn 32 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu trong năm qua, có nguy cơ gây căng thẳng thị trường trong trung hạn, đẩy giá lương thực lên cao đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói kém.

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu
Return to top