ClockThứ Năm, 15/02/2018 15:01

OECD: Thuế năng lượng quá thấp để đối phó với biến đổi khí hậu

TTH.VN - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, thuế năng lượng ở các cường quốc kinh tế tiên tiến không đủ để cắt giảm việc sử dụng năng lượng, tăng cường hiệu quả năng lượng và thúc đẩy các nguồn năng lượng phát thải carbon thấp.

OECD: Mức độ hài lòng cuộc sống giảmTuổi thọ trung bình ở các nước OECD tăng 10 năm nhờ lối sống tiến bộTổng thống Hàn Quốc kêu gọi tăng cường hợp tác với OECDTỷ lệ bác sĩ ở Hàn Quốc thấp nhất trong các nước OECD

Thuế năng lượng tại các nền kinh tế lớn vẫn còn quá thấp để chống lại biến đổi khí hậu. Ảnh: OECD/GPFN

OECD đã rà soát các khoản thuế đối với việc sử dụng năng lượng từ năm 2012 đến 2015 của 42 nền kinh tế OECD và nhóm các nước G20, những quốc gia chiếm khoảng 80% tổng năng lượng được sử dụng và lượng phát thải carbon (từ sử dụng năng lượng) toàn cầu.

Qua đó, OECD phát hiện rằng hầu như tất cả các loại thuế hiện quá thấp để có thể tạo ra tác động nhằm đối phó sự ấm lên toàn cầu, so với mức chuẩn 30 Euro mỗi tấn CO2 - một con số ước tính cực kỳ tối thiểu về thiệt hại của một tấn khí thải CO2 gây ra.

Trong lĩnh vực vận tải đường bộ, 97% lượng khí thải bị đánh thuế, trong đó 47% lượng khí thải bị áp dụng mức thuế trên 50 euro/tấn CO2 vào năm 2015, so với 37% vào năm 2012.

Than đá, chiếm gần 50% phát thải CO2 ở 42 quốc gia OECD, lại không bị đánh thuế ở nhiều nước. Ảnh: Mining.com

Trong các lĩnh vực khác, nơi chiếm 95% lượng khí thải carbon từ việc sử dụng năng lượng, thì có đến 81% lượng khí thải không bị đánh thuế và 97% trong số đó chỉ chịu mức thuế thấp hơn 30 euro/tấn khí thải.

Than đá, loại năng lượng truyền thống chiếm gần một nửa lượng phát thải cácbon ở 42 quốc gia, thì không bị đánh thuế ở nhiều nước và chỉ bị đánh thuế trên 5 euro/ tấn CO2 tại 5 quốc gia trong các quốc gia được OECD nghiên cứu.

Thuế đối với các sản phẩm từ dầu mỏ tương đối cao, ở mức trung bình trên 100 euro/ tấn CO2 trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là vận tải đường bộ, vốn hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào các sản phẩm dầu mỏ.

Thuế áp dụng cho dầu diesel dùng trong vận chuyển thấp hơn thuế cho xăng ở tất cả các nền kinh tế và chỉ có 2 nước là ngoại lệ, mặc dù theo báo cáo xu hướng này dường như đang thay đổi.

Chính phủ một số quốc gia đã bắt đầu tăng thuế nhiên liệu diesel khi phải chịu áp lực cải thiện chất lượng không khí ở các thành phố lớn.

Thế Vĩnh (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20

TIN MỚI

Return to top