ClockThứ Năm, 10/09/2015 07:13

Phạt tiền là hình phạt chính đối với tội phạm ít nghiêm trọng

TTH - Trong Bộ luật Hình sự (BLHS), hình thức phạt tiền có thể được áp dụng là hình phạt chính hoặc cũng có thể có hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, trong Dự thảo BLHS lần này đặt ra vấn đề là: mở rộng các hình thức phạt chính là phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ nhưng lại dự liệu những trường hợp nếu người có nghĩa vụ không tự nguyện chấp hành hình phạt đó thì cách thức chuyển đổi hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù có thời hạn (Điều 35 và 36 Dự thảo). Đây là vấn đề không hề đơn giản nên chúng ta cần có cái nhìn tổng thể và cần đánh giá một cách toàn diện về mặt lý luận cũng như thực tiễn.

Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 tại Điều 106: “...Bản án, quyết định của TAND có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành...”. Như vậy với một bản án tuyên hình phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ bắt buộc người bị kết án hoặc đối tượng phải thi hành án phải triệt để thực hiện trong thực tế. Vì vậy việc đề xuất việc chuyển đổi hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù có thời hạn khi đối tượng không chấp hành là có cơ sở.

Riêng đối với hình phạt tiền là hình phạt chính còn có rất nhiều điều cần bàn. Theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ-TW là: “... yêu cầu mở rộng hơn nữa khả năng áp dụng các biện pháp không tước tự do đối với người phạm tội...” nên việc dự thảo quy định mở rộng phạt tiền thành hình phạt chính đối với tội ít nghiêm trọng là hợp lý. Điều đáng nói là trong dự thảo còn mở rộng phạt tiền thành hình phạt chính đối với tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về môi trường. Thường những tội này cấu thành lỗi cố ý và mức cao nhất của khung hình phạt lên đến 15 năm, nhưng chọn hình phạt tiền là hình phạt chính là chưa hợp lý. Sau đó nếu đối tượng không chấp hành lại chuyển đổi sang hình phạt tù thì “...khung hình phạt được áp dụng có quy định hình phạt tù lựa chọn với phạt tiền thì mức phạt tù chuyển đổi cao nhất không quá mức cao nhất của hình phạt tù tại khung hình phạt đó..” trong khi “ ...Nếu khung hình phạt được áp dụng không có quy định hình phạt tù thì mức phạt tù chuyển đổi cao nhất không quá 3 năm tù..” thì còn nhiều vấn đề bất cập. Nên chăng không quy định phạt tiền thành hình phạt chính đối với các tội rất nghiêm trọng?

Vấn đề là sau khi đã tuyên hình phạt tiền nếu đối tượng cố tình không chấp hành thì theo Điều 35 trong dự thảo sẽ phát sinh những vấn đề sau:

Nguyên tắc quy đổi như thế nào vì các mức phạt tiền cao thấp khác nhau nhưng khi chuyển sang hình phạt tù thì tối đa ngồi tù không quá 3 năm tù (theo phương án 1 cần làm rõ định mức quy đổi này để đảm bảo công bằng). Việc tuyên bản án như thế nào để ưu tiên thực hiện hình phạt tiền, nếu không thực hiện mới cưỡng chế chấp hành hình phạt tù nhưng vẫn đảm bảo đúng quy trình tố tụng hình sự từ giai đoạn xét xử cho đến thi hành án.

Trường hợp người bị kết án đã chấp hành được một phần hình phạt tiền thì căn cứ vào phần hình phạt tiền còn lại phải chấp hành, Tòa án quyết định chuyển đổi thành mức hình phạt tù tương ứng. Vậy còn trường hợp ngược lại thì như thế nào nếu   người bị kết án đã chấp hành tiếp một phần hình phạt tù thì lại có điều kiện thi hành hình phạt tiền còn lại? Ai có thẩm quyền xử lý việc thay đổi hình phạt này, cách thức như thế nào và nguyên tắc quy đổi ra sao? Vấn đề xóa án tích được quy định như thế nào? v.v....

Tóm lại, theo tinh thần sửa đổi trong Dự thảo BLHS thì chủ trương tăng hình phạt tiền, giảm hình phạt tù là một định hướng đúng đắn, tiến bộ. Tuy nhiên, với góc nhìn xem “phạt tiền là hình phạt chính” trong hình phạt thì đây là một vấn đề còn nhiều tranh cãi.

Theo quan điểm của chúng tôi, việc mở rộng khả năng áp dụng “các biện pháp không tước tự do đối với người phạm tội” là cần thiết, nhưng cần làm rõ việc vận dụng hình phạt tiền chỉ áp dụng đối với nhóm tội về kinh tế, chức vụ nhưng không  thuộc trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; nhóm tội mà người phạm tội do lỗi vô ý nhưng không thuộc trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và một số tội ít nghiêm trọng khác nhưng phải loại trừ tội phạm về ma túy, tội xâm phạm tính mạng con người. Bên cạnh đó, chỉ áp dụng phạt tiền và các biện pháp phi hình sự đối với các chủ thể có nhân thân tốt, việc bắt giam giữ họ là không cần thiết, việc họ ở ngoài xã hội không những không ảnh hưởng đến tình hình trật tự trị an mà còn tạo điều kiện để họ lao động sửa chữa khắc phục hậu quả.

Khi đối tượng bị tuyên phạt tiền là hình phạt chính mà không tự giác chấp hành hoặc tìm cách lẩn tránh thì mới chuyển đổi thành hình phạt tù, nhưng trong BLHS sửa đổi phải làm rõ những vấn đề còn vướng mắc nêu trên.

Hải Huế (ghi)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động tháng cao điểm chăm lo cho đoàn viên người lao động

Sáng 26/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Hương Thủy phối hợp với Công đoàn Khu kinh tế, Công nghiệp (KT,CN) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024. Hơn 400 cán bộ, đoàn viên, người lao động của LĐLĐ thị xã Hương Thủy và Công đoàn Khu KT,CN tỉnh tham gia.

Phát động tháng cao điểm chăm lo cho đoàn viên người lao động
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu thăm, tặng quà, tri ân các cựu chiến binh Điện Biên Phủ

Sáng 26/4, nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu và lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương TP. Huế đã đến thăm, động viên các cựu chiến binh đã từng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu thăm, tặng quà, tri ân các cựu chiến binh Điện Biên Phủ
Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Sẵn sàng trong mọi tình huống

Cùng với phường Phú Nhuận, hiện nhiều địa phương trên địa bàn TP. Huế đã thành lập các tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy và "Điểm chữa cháy công cộng", phát huy tác dụng trong phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) như Đông Ba, Phú Hội, Phú Thượng, Vĩnh Ninh...

Sẵn sàng trong mọi tình huống
Return to top