ClockChủ Nhật, 25/04/2021 14:01

Phát triển giao dịch thương mại điện tử

TTH - Kinh doanh qua mạng, giới thiệu sản phẩm thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) đang là hướng đi của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn nhằm tăng cường kết nối và tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển thương mại điện tử gắn với chuyển đổi sốCẩn thận để vừa bảo vệ mình, vừa ủng hộ thương mại điện tửChuyển đổi số là tất yếu

Triển khai các giải pháp giao dịch thương mại điện tử, nhiều doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng

Là DN chuyên sản xuất, chế biến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ hoa atiso, nhiều năm qua, Công ty TNHH MTV Sản xuất- chế biến hoa Hichagol có nhà xưởng đóng tại xã Phong An (Phong Điền) luôn tìm cách tiếp cận với các sàn giao dịch TMĐT. Vì vậy, sản phẩm của DN luôn đắt khách với doanh số mỗi tháng gần 500 triệu đồng.

Phó Giám đốc công ty, bà Nguyễn Thị Thu Hiền cho rằng, đứng trước nền kinh tế số như hiện nay, DN rất quan tâm đến giao dịch TMĐT. Vì vậy, từ khi có sản phẩm và mô hình chế biến từ hoa atiso trồng trên vùng đất Phong Điền, DN đã tiếp cận với các kênh bán hàng trên shopee, lazada và tiếp cận các trang TMĐT quốc tế để tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm.

Hiệu quả từ các sàn TMĐT thấy rõ trong thời điểm xảy ra dịch COVID- 19 và các đợt bão lũ vừa qua khi các kênh bán hàng truyền thống gặp khó khăn do giãn cách xã hội và người dân hạn chế đi mua sắm thì các giao dịch TMĐT phát huy thế mạnh. Trong đó, nhiều DN bùng nổ doanh số bán hàng khi các kênh bán hàng qua mạng liên tục phát triển và thu hút khách.

Sau gần 4 năm góp mặt vào thị trường hàng thủ công mỹ nghệ Huế, hiện mỗi tháng Công ty TNHH Sen Thảo tiêu thụ khoảng 2.000 chiếc nón lá sen và túi xách chế tác từ lá sen. Không có mặt bằng ở các tuyến phố du lịch, cũng không ký gửi sản phẩm tại các khách sạn hay trung tâm thương mại trên địa bàn, song số lượng hàng bán ra của DN liên tục tăng nhờ kênh bán hàng qua mạng và tham gia các sàn giao dịch TMĐT.

Theo Giám đốc công ty Nguyễn Thanh Thảo, cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm và tăng cường kênh bán hàng qua mạng là cách mà Sen Thảo theo đuổi. Với 2 dòng sản phẩm chủ đạo là nghệ thuật và thị trường, trong đó dòng sản phẩm nghệ thuật gồm tranh, nón sen; dòng sản phẩm thị trường thiên về độ bền và sản xuất hàng loạt là túi xách và phụ kiện, hiện sản phẩm của DN không chỉ cung ứng ở thị trường trong nước mà có mặt tại một số nước trên thế giới thông qua các sàn giao dịch TMĐT và các kênh bán hàng qua mạng.

Theo Sở Công thương, giai đoạn 2016-2020, Sở đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các DN, cơ sở sản xuất thông qua hình thức truyền thống như tổ chức đoàn tham gia các hội chợ, hội chợ triễn lãm trong và ngoài nước nhằm quảng bá hình ảnh các sản phẩm của tỉnh đến với người tiêu dùng và ký kết các hợp đồng kinh tế. Ngoài ra, thông qua hình thức TMĐT, trong đó Website “Cổng thông tin sản phẩm đặc sản Huế”, sàn TMĐT tỉnh được xây dựng nhằm hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc sản của tỉnh.

Theo Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thanh, lâu nay, kênh giao dịch TMĐT có phát triển, song còn khá chậm so với nhu cầu xã hội. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, các DN chưa mạnh dạn tham gia các sàn giao dịch TMĐT cũng như chưa đáp ứng các tiêu chí đặt ra khi công khai thông tin sàn phẩm lên sàn. Sắp tới, Sở triển khai xây dựng giải pháp phát triển TMĐT, trong đó chú trọng hoạt động hỗ trợ DN trên địa bàn tỉnh ứng dựng TMĐT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để tăng cường quảng bá sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử lớn như Amazon, Ebay…

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

TIN MỚI

Return to top