ClockThứ Sáu, 13/01/2012 09:35

Phú Vang tập trung đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa

TTH - Những năm qua, nhờ đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh theo cơ cấu dịch vụ - Công nghiệp, TTCN – Nông nghiệp nên tình hình kinh tế - xã hội ở Phú Vang đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt…

Những kết quả khả quan…

 
Năm 2011, các ngành dịch vụ ở Phú Vang có bước phát triển đa dạng và thu được hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ ước đạt 1.218,7 tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm 2010; giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN đạt 330,3 tỷ đồng, đạt 99,6% kế hoạch năm và tăng 18% so với năm trước.
 
Ông Lê Văn Tưởng, Trưởng phòng Công thương huyện Phú Vang, cho biết: “Thời gian qua, Phú Vang đã tập trung đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng hoạt động dịch vụ trên địa bàn huyện như Trung tâm thương mại ở thị trấn Thuận An; nâng cấp hệ thống chợ theo quy hoạch của tỉnh; thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng khu dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp Thuận An; khu du lịch sinh thái Cồn Sơn… Nhờ các loại hình dịch vụ đa dạng, phát triển khá mạnh đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân và từng bước nâng cao chất lượng phục vụ du khách”.
 
Theo báo cáo của UBND huyện Phú Vang, trong 5 năm qua, Phú Vang đã đầu tư trên 870 triệu đồng từ các nguồn kinh phí khuyến công để hỗ trợ phát triển các ngành nghề nông thôn, tập trung đầu tư cho các dự án có thế mạnh. Nhờ đó, khả năng cạnh tranh sản phẩm của các cơ sở có nhiều tiến bộ, một số mặt hàng đã vươn ra thị trường ngoài tỉnh như mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, trang trí nội thất, sản phẩm cơ khí. Tranh thủ nguồn khuyến công của tỉnh, Phú Vang tập trung đầu tư các dự án phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn như: Phát triển làng nghề hoa giấy Thanh Tiên và hỗ trợ mẫu mã mới cho tranh làng Sình xã Phú Mậu; hỗ trợ đầu tư phát triển làng nghề sản xuất nấm các loại tại các xã Phú Lương, Phú Đa, Vinh Thái, Phú Hồ và Phú Xuân… Ngoài ra, thực hiện chính sách ưu đãi về vay vốn, thuê đất… các cơ sở sản xuất kinh doanh TTCN trên địa bàn huyện đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, công bố và quảng bá thương hiệu hàng hóa sản phẩm; đồng thời tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động.
 
Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ phục vụ nông nghiệp và hậu cần nghề cá phát triển theo hướng tiềm năng lợi thế của địa phương, hoạt động dịch vụ sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng được đẩy mạnh, công tác tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, góp phần sử dụng nguồn vốn có hiệu quả... đã giúp cho các loại hình dịch vụ trên địa bàn ổn định, có xu thế tăng cả về quy mô và doanh số đồng thời tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều người.
 
Hướng đi mới
 
Dù đã thu được nhiều kết quả khả quan, nhưng xét một cách toàn diện nền kinh tế ở Phú Vang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mình. Ông Hồ Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: “Hiện nay, nền kinh tế Phú Vang tuy có xu hướng phát triển tích cực nhưng chưa đồng đều và thiếu bền vững. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa theo kịp xu thế phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; dịch vụ, du lịch đầu tư chưa đúng mức, sản phẩm du lịch, dịch vụ còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực đầu tư. Trong phát triển TTCN, số doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh không nhiều, ngành nghề truyền thống chậm phát triển…”.
 

Siêu thị Thuận An đã đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương

 
Trong định hướng phát triển kinh tế của Phú Vang giai đoạn 2011 – 2015, UBND huyện đề ra mục tiêu tổng quát là: Tập trung chuyển dịch mạnh nền kinh tế sang hướng sản xuất hàng hóa - xuất khẩu, nhằm bảo đảm an sinh xã hội, ổn định, cải thiện và nâng cao thu nhập đời sống của nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng vật nuôi; ngành nghề, làng nghề mũi nhọn là phát triển dịch vụ, du lịch. Ưu tiên đầu tư về hạ tầng phát triển du lịch; tập trung xây dựng đô thị và quản lý đô thị. Ông La Phúc Thành, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Phú Vang, cho biết: “Để nền kinh tế huyện nhà phát triển bền vững trong thời gian tới, Phú Vang tranh thủ sự chỉ đạo, đầu tư của Trung ương, của tỉnh và các sở, ban, ngành cấp tỉnh để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển các loại hình dịch vụ. UBND huyện có cơ chế thông thoáng và chính sách phù hợp để huy động các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Ngoài ra, UBND huyện sẽ tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH- HĐH, chú trọng nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề nhằm góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế”.

Bài và ảnh: Đoàn Ngự Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5

Nhằm đảm bảo cấp điện trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 tới, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc thực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt, lễ hội của nhân dân trên địa bàn.

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30 4 và 1 5
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top