ClockThứ Tư, 30/09/2020 17:39
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2020 – 2025

Quản lý, phát triển tài sản trí tuệ cho đặc sản địa phương

TTH - Xây dựng thương hiệu cho đặc sản địa phương dưới hình thức xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý được các ngành, địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã quan tâm thực hiện, góp phần thúc đẩy, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, hàng hóa.

Phát triển đặc sản quêTrải nghiệm cùng đặc sản Huế

Ớt Phú Diên đã có thương hiệu. Ảnh: LM

Chưa đáp ứng yêu cầu

Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 có hiệu lực, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ các HTX, như bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, ứng dụng khoa học-kỹ thuật và công nghệ mới, thành lập mới, tổ chức lại hoạt động của HTX…Các HTX nông, lâm, ngư nghiệp còn được hưởng các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; hỗ trợ vốn, giống khi gặp thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ chế biến, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể (KTTT), HTX. Thông qua các chính sách hỗ trợ, nhiều HTX có điều kiện mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó đã tạo lập, xây dựng nhiều sản phẩm hàng hóa, đặc sản địa phương có nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý.

Tuy nhiên, việc xây dựng, tạo lập, quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông đặc sản, sản phẩm ngành nghề truyền thống mang tính đặc thù địa phương của các HTX chưa nhiều, chưa đáp ứng yêu cầu. Các thương hiệu khi xây dựng chỉ dừng lại ở mức độ xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể, hoặc chỉ dẫn địa lý. Các HTX chưa có các giải pháp đồng bộ, tổ chức theo hướng đi mới, hiệu quả, như: quy hoạch sản xuất, quy hoạch vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng, quảng bá phát triển thương hiệu một cách bền vững để tăng khả năng cạnh tranh thị trường trong và ngoài nước. Nhiều sản phẩm vẫn chưa có thương hiệu. Các HTX thiếu sự quan tâm cải tiến mẫu mã nhãn hiệu hàng hóa nên sản phẩm chưa đến được với người tiêu dùng.

Nhiều chính sách đối với khu vực KTTT, HTX được ban hành, nhưng các HTX khó tiếp cận (do thủ tục, hồ sơ phức tạp) nên chưa được thụ hưởng. Nguồn vốn bố trí phát triển sản xuất kinh doanh chưa tập trung, còn lồng ghép nhiều chương trình, dự án; do đó chưa phát huy hết mặt tích cực trong việc hỗ trợ khu vực KTTT, HTX phát triển.

Thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ

Trước hết cần có giải pháp nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) cho các HTX, thành viên. Các cấp, ngành, nhất là ngành khoa học-công nghệ cần đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn về sở hữu trí tuệ (SHTT); các tài liệu hướng dẫn cho HTX đăng ký bảo hộ quyền SHTT. Các HTX cần được đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về SHTT, kỹ năng xây dựng, quản lý, bảo vệ và khai thác TSTT. Đồng thời vinh danh, khen thưởng các cá nhân điển hình có TSTT, thành quả sáng tạo được áp dụng rộng rãi, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội.

Đội ngũ cán bộ cần được nâng cao năng lực thông qua việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, trình độ; năng lực quản trị, thông tin, thương mại và tiếp cận thị trường. Các HTX cần được hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; tư vấn, hướng dẫn các HTX đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm. Đây được xem là khâu quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các HTX tăng cường liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong sản xuất-tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, thúc đẩy chuỗi giá trị hàng hóa, sản phẩm an toàn và bền vững cho các HTX.

Các HTX chủ động xây dựng kế hoạch dài hạn trong việc phát triển TSTT cho các sản phẩm đặc sản chiến lược tại địa phương. Trên cơ sở đó tìm kiếm, huy động các nguồn kinh phí đầu tư phát triển, gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020. Các HTX đã được sở hữu nhãn hiệu tập thể cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong quản lý, sử dụng và phát triển các TSTT đã được bảo hộ thành công; tích cực, chủ động trong thực thi quyền sở hữu đối với TSTT của mình.

Chính quyền địa phương cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ HTX, người dân trong việc lựa chọn, gìn giữ và phát triển các sản phẩm truyền thống; nhất là gắn với danh mục các đặc sản, sản phẩm làng nghề được UBND tỉnh ban hành như 16 thực phẩm đồ uống, 5 sản phẩm nông nghiệp, 15 sản phẩm thủ công mỹ nghệ và công nghiệp, 4 sản phẩm dịch vụ.

Các cơ quan quản lý Nhà nước cần làm tốt vai trò cầu nối, hỗ trợ tạo sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với HTX và người dân trong việc khai thác, phát huy các giá trị của các sản phẩm đã được bảo hộ. Đồng thời hỗ trợ các HTX đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước đối với các sản phẩm dịch vụ, sản phẩm chủ lực, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới; hỗ trợ áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ mới để quản lý, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm được bảo hộ SHTT; tổ chức trưng bày, triển lãm phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền SHTT và sản phẩm xâm phạm quyền SHTT.

Các cấp, ngành cần quan tâm, hỗ trợ các HTX khai thác, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền SHTT; cung cấp thông tin SHTT phục vụ hoạt động xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển giá trị TSTT; giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác cho các TSTT. Các HTX cần được hỗ trợ, củng cố và phát huy các sản phẩm đã có thương hiệu như: nhãn lồng Kim Long, măng cụt Huế, gạo de An Cựu, quýt Hương Cần, gốm Phước Tích, mộc Mỹ Xuyên, rèn cầu Vực, nón lá Thủy Thanh…; xây dựng một số thương hiệu, nhãn hiệu mới, như mực một nắng Thuận An, bưởi da xanh Phong Điền, rượu sim A Lưới…

Nguyễn Văn Hùng

(Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top