ClockThứ Năm, 01/08/2019 07:33

Quan tâm hơn đến công tác đối ngoại Phật giáo

TTH.VN - Cùng với những đòi hỏi của xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ 4.0, việc đánh giá lại nội dung, nhiệm vụ, mục tiêu, phương pháp và những vấn đề liên quan đến hoạt động hoằng pháp tại hảo ngoại là vấn đề vô cùng cần thiết.

Tuyên truyền, phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho hơn 100 chức sắc, nhà tu hànhTuyên truyền, kêu gọi các tổ chức Tôn giáo tham gia "Ngày Chủ nhật xanh"Hàng ngàn người cùng rước Phật cầu quốc thái dân an

Đó là một trong những nhấn mạnh của Trưởng Ban tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng tại hội thảo với chủ đề “Sứ mệnh hoằng pháp trong xu hướng toàn cầu hóa” khai mạc tại chùa Từ Đàm tối 31/7.

Ban tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng (áo trắng) tặng hoa ban tổ chức hội thảo

Hội thảo do Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh tổ chức. Đến dự có ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các ban ngành trung ương; hàng trăm tăng ni Phật tử đến từ nhiều nơi.

Hóa giải mâu thuẫn, xung đột và hận thù

Đặt vấn đề với hội thảo, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, kiêm Trưởng ban Hoằng Pháp Trung ương GHPGVN, Trưởng ban tổ chức hội thảo nói rằng, ngày nay nhân loại đang đối diện với vô vàn thách thức, các cuộc khủng hoảng, xung đột, mâu thuẫn, thiên tai, địch họa không tiên liệu trước được. Ngoài ra, chiến tranh, hận thù, bạo lực, khủng bộ diễn ra nhiều nơi, sự phân biệt sắc tộc màu da, tôn giáo, khoảng cách giàu nghèo ngày thêm trầm trọng.

Mặc khác, thế giới bước vào thời đại kỷ nguyên số, mở ra nhiều cơ hội, tiện ích phục vụ cho cuộc sống, song cũng lắm thách thức, gian nan và hệ lụy khôn lường mà nền công nghệ này mang lại. Do đó, hơn bao giờ hết, cần phải có một giải pháp mang tính toàn cầu thích hợp, nhằm thiết lập cấu trúc tư duy để bình ổn xã hội, đem lại hòa bình, hạnh phúc bền vững cho mọi người.

“Trong bối cảnh đó, Phật giáo với bản chất từ bi, độ lượng, vô ngã vị tha, có năng lực hóa giải những mẫu thuẫn, xung đột, hận thù. Đưa con người xích lại gần nhau hơn trong sự hiểu biết, thương yêu, bao dung, tha thứ và xâu dựng cuộc sống hiền thiện, cõi tịnh độ giữa trần gian này”, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm lý giải.

Toàn cảnh hội thảo khai mạc tối 31/7 tại chùa Từ Đàm

Trong khi đó, theo Hòa thượng Thích Đức Thanh - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Đức Phật thị hiện giữa cuộc đời vì mục đích duy nhất là “cứu khổ độ sanh”. Bài pháp Tứ Diệu Đế đầu tiên tại vườn Lộc Uyển khởi nguồn cho công cuộc hoằng dương “chuyển mê khai ngộ”. Trải qua hàng chục thế kỷ với bao thăng trầm thế cuộc, song chánh pháp vẫn được lưu truyền rộng khắp.

Từ những thế hệ tổ sư tiền bố đến lớp tăng ni tiếp nối luôn mang trong mình sứ mệnh “tục diệm truyền đăng” chỉ để đem lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho muôn loại chúng sanh mà lịch sử còn ghi đậm nét, trong đó có các thiền sư, luận sư của Phật giáo Huế đã đóng góp công sức của mình cho công cuộc hoằng pháp nội địa cũng như hải ngoại.

Cầu nối văn hóa Việt Nam với bạn bè thế giới

Hội thảo lần này với sự góp mặt của hàng trăm nhà hoằng pháp, nhà nghiên cứu khoa học, nhân sĩ trí thức. Tất cả cùng có mối quan tâm chung về một định hướng lâu dài cho sự nghiệp lợi sinh, tìm hiểu những nét tương đồng dị biệt giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, nhằm đưa những giá trị minh triệt đạo đức Phật giáo tiếp cận với các nền văn hóa đó một cách hiệu quả.

Trưởng Ban tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng đánh giá, những năm qua, hoạt động hoằng pháp của GHPGVN có những chuyển biến rất tích cực. Giáo lý Phật giáo đến với tín đồ Phật tử một cách hệ thống hơn, phương châm hoạt động và định hướng chỉ đạo của các cấp giáo hội đến với tăng ni, tín đồ, công tác quản trị tự viện và xây dựng giáo hội cơ sở ngày càng đi vào nề nếp. Đồng thời xiển dương các giá trị văn hóa đạo đức nhân văn, nhân bản cùng truyền thống tốt đẹp của đạo Phật đến với xã hội, lan tỏa đến cộng đồng Phật tử là người nước ngoài ở khắp các châu lục xa xôi.

Ông Thắng khẳng định, ở đâu có bóng dáng ngôi chùa Việt, ở đó có cốt cách đạo đức và tinh thần Phật giáo Việt Nam, tinh thần nhân văn dân tộc Việt Nam. Ngôi chùa Việt hiện diện trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, và trong tâm thức của người nước sở tại, không thuần túy là một công trình tôn giáo mà còn là những cột mốc văn hóa vững chãi, biểu trưng của giá trị tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam. Nó là cầu nối đem văn hóa Việt Nam đến với bạn bè thế giới và là nơi quy tụ, là chốn hướng về của đồng bào xa Tổ quốc. Qua các hoạt động quốc tế mà Phật giáo Việt Nam tham gia hoặc tổ chức, cộng đồng Phật giáo thế giới đánh giá cao vị thế và vai trò của Phật giáo Việt Nam, khẳng định như là một trung tâm Phật giáo thế giới.

Các hoạt động quốc tế mà Phật giáo Việt Nam tham gia hoặc tổ chức được cộng đồng Phật giáo thế giới đánh giá cao

Tuy nhiên bên cạnh những tích cực, những thành công trong công tác Phật sự nói chung mà GHPGVN có được, các hoạt động tu học, hoằng pháp của GHPGVN chưa thật sự xứng tầm với uy tín và vị thế của GHPGVN hiện nay ở trong và ngoài nước. Trong cộng đồng Phật giáo thường có hình ảnh ẩn dụ “miếng đất tốt nếu không trồng cây thì cỏ dại sẽ mọc”. Cũng như vậy, trong mong mỏi và khát ngưỡng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về chánh pháp Như Lai, nếu không được giáo hội tưới tẩm thì những “chủng tử bồ đề” ấy cũng sẽ trở nên khô héo. Đến một ngày, cỏ dại sẽ mọc lên trên mảnh đất mà đáng lẽ nó phải là vườn ươm của những bông sen.

Vì thế, ông Thắng mong muốn, trong xu thế chung của việc thúc đẩy đối ngoại nhà nước và đối ngoại Nhân dân, kế thừa và phát huy những mối quan hệ quốc tế hữu hão, dựa vào vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, GHPGVN cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác đối ngoại Phật giáo nói chung và hoạt động hoằng pháp hải ngoại nói riêng. Trong bối cảnh đó, cùng với những đòi hỏi của xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ 4.0, việc đánh giá lại nội dung, nhiệm vụ, mục tiêu, phương pháp và những vấn đề liên quan đến hoạt động hoằng pháp tại hảo ngoại là vấn đề vô cùng cần thiết.

Bài, ảnh: Nhật Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cao tốc Cam Lộ- La Sơn: Trình Chính phủ nâng cấp hoàn chỉnh 4 làn xe

Đó là thông tin chúng tôi nhận được từ lãnh đạo Ban QLDA đường Hồ Chí Minh (chủ đầu tư) sau vụ tai nạn thương tâm xảy ra ngày 18/2 vừa qua trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn qua địa bàn huyện Phong Điền (Thừa thiên Huế). Đây cũng là đề xuất của đơn vị trên sau khi đưa vào hoạt động thời gian ngắn, cao tốc này đã bộc lộ nhiều bất cập.

Cao tốc Cam Lộ- La Sơn Trình Chính phủ nâng cấp hoàn chỉnh 4 làn xe
Không để xảy ra biến tướng, lợi dụng các hoạt động tâm linh nhằm trục lợi trong dịp Tết

Chiều 5/2, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết, Bộ vừa có văn bản đề nghị lãnh đạo Giáo hội các tổ chức tôn giáo, các cơ sở tín ngưỡng bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024.

Không để xảy ra biến tướng, lợi dụng các hoạt động tâm linh nhằm trục lợi trong dịp Tết

TIN MỚI

Return to top