ClockThứ Tư, 07/05/2014 12:35

Quảng Điền: Bấp bênh nghề chài trên phá Tam Giang

TTH.VN - Khi các loại hình đánh bắt theo kiểu tận diệt như lưới lừ, cào máy, rà điện… xuất hiện thì cũng là lúc nghề quăng chài dần đi vào quên lãng…

Nghề chài trên phá Tam Giang không biết có từ bao giờ, nhưng đến giữa thế kỷ XVI, nghề chài lưới cùng với một số địa danh làng xã đã được nhắc đến trong Ô châu cận lục của Dương Văn An: “Bác Vọng đóng đăng bắt cá, Thủ Lễ đánh cá bằng lưới giăng”.


Quăng chài trên phá Tam Giang

Theo cụ Phan Diễn - một lão ngư có thâm niên 65 năm làm nghề trên phá Tam Giang: “Nghề chài trên phá nhiều và đa dạng. Tùy vào thủy vực và địa hình, tùy từng thời điểm... mà người làm chài khi thì đóng đăng đặt sáo, đặt lừ, khi thì giăng lưới, đóng đáy, bỏ chuôm... Riêng với quăng chài phải am tường thủy triều, con nước, biết tập tính của từng loại cá, loại tôm rồi phải biết nhìn gió, ngó trời …”.

Ngược dòng nước chúng tôi đến thôn Lai Hà, xã Quảng Thái - nơi có đến 80% cư dân sinh sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Dẫn chúng tôi đi thị sát trên vùng đầm phá mênh mông, anh Phan Tê - Chủ tịch Hội nông dân xã Quảng Thái cho biết: “Trước đây toàn thôn có đến 15 hộ làm nghề quăng chài. Nghề này đòi hỏi sức khỏe, có kỹ thuật và phải là người thâm niên với sông nước, đoán được vùng nào nhiều cá khi đó chài quăng ra mới đánh bắt được nhiều cá, tôm. Tuy nhiên, khi các loại nghề đánh bắt thủy sản theo kiểu tận diệt như lưới lừ, cào máy, rà điện… ra đời khiến nhiều ngư dân phải bỏ nghề quăng chài”.

Rời Quảng Thái chúng tôi đến thôn Ngư Mỹ Thạnh (xã Quảng Lợi) đúng lúc bà con đang chuẩn bị đi thả lưới lừ. Khi hỏi đến nghề quăng chài, anh Trần Vọng – Trưởng thôn Ngư Mỹ Thạnh cho biết: “Nghề này trước đây có khoảng 5-7 hộ tham gia nhưng hiện nay chỉ còn lại 1 hộ. Nguyên nhân do thế hệ trẻ chủ yếu tập trung vào lưới lừ (cho thu hoạch nhiều hơn) nên đã lãng quên nghề quăng chài.

Theo anh Trương Tường một ngư dân chuyên sống bằng nghề quăng chài ở thôn Phước Lý (xã Quảng Phước), ngư nghiệp cũng gần như tiểu thương, ai có vốn thì đầu tư lớn, làm vài ba trộ sáo, trộ mùng, hồ nuôi tôm sú mà chúng tôi gọi là “đại nghề”. Còn nghèo như chúng tôi chỉ làm nghề di động, theo nghề quăng chài. Mà nghề này gặp mưa to gió lớn thì cầm chắc bữa đói bữa no. Đó còn chưa kể, do nhiều đối tượng dung xung điện, dã cào… để khai thác nên sản lượng thủy hải sản cạn kiệt dần.

Vừa không có vốn, vừa không nỡ bỏ nghề truyền thống của cha ông nên khổ cũng phải bám chứ biết làm răng, anh Tường cảm thán.

Phá Tam Giang (huyện Quảng Điền) có diện tích trên  2.357 ha với hơn 7 nghìn hộ dân của các xã Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành và thị trấn Sịa sinh sống bằng các loại nghề như nò sáo, miệng đáy, lưới lừ, trộ chuôm và quăng chài.

 

Công Cường
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top