ClockThứ Bảy, 18/07/2020 16:58

Ra mắt Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F

TTH.VN - Sáng 18/7, tại xã Phong Thu (Phong Điền), Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm tổ chức Lễ ra mắt Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F.

Chăn nuôi theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học là hướng đi phù hợpĐẩy mạnh sản xuất hữu cơ, đảm bảo an toàn sinh họcTái cơ cấu chăn nuôi lợn - Bài 2: Xây dựng chuỗi giá trịNhân rộng mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh họcChăn nuôi an toàn sinh học, phát triển đàn lợn sau dịchChăn nuôi an toàn sinh học thúc đẩy tiêu thụ thịt lợn

Đến dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường,  Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội Phan Xuân Dũng, cùng đại diện các trung tâm, cục, viện của Bộ NN&PTNT.

Phía tỉnh đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương và đại diện các sở, ngành, địa phương liên quan.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ

Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm được UBND tỉnh cấp phép đầu tư “Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F” theo Quyết định số 2123/QĐ-UBND triển khai tại xã Phong Thu, huyện Phong Điền. Tổ hợp được xây dựng trên diện tích 15ha với tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng, được triển khai theo từng giai đoạn, hạng mục. Dự kiến vào năm 2021 sẽ hoàn thành tổng thể toàn bộ dự án tổ hợp 4F.

Tổ hợp này đi vào hoạt động, không chỉ trở thành giải pháp cho chăn nuôi nông hộ, gia trại, mà còn hướng đến chăn nuôi theo trang trại lớn và cả chăn nuôi công nghiệp.

Tổ hợp gồm các hạng mục đầu tư như nhà máy sản xuất các chế phẩm sinh học với chức năng sản xuất men vi sinh, chế phẩm sinh học theo công nghệ tiên tiến hàng đầu của Nhật Bản với công suất 50 nghìn tấn/năm.

Nhà máy được xây dựng trên diện tích 2,5ha, phục vụ chăn nuôi, trồng trọt hữu cơ, sinh học và tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp; nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hữu cơ (không hóa chất) với công suất thiết kế 100 nghìn tấn/năm, phục vụ chuỗi chăn nuôi an toàn sinh học, hiệu quả; nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh với công suất thiết kế đạt 100 nghìn tấn/năm, không chỉ thu gom, xử lý toàn bộ các phụ phẩm trong khu tổ hợp 15ha của dự án, mà còn thu gom các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp của các khu vực lân cận để sản xuất phân bón hữu cơ; trang trại chăn nuôi an toàn sinh học, hữu cơ gồm 3 dãy chuồng (3.600m2/dãy chuồng), được áp dụng tự động hóa trong khâu chăn nuôi, ¾ diện tích mỗi ô dùng đệm lót sinh học.

Đến nay, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm đã xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học với quy mô 8-10 nghìn con lợn thịt và hàng trăm con lợn nái.

Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm chia sẻ, Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F (Farm- Food-Feed-Fertilizer) là dự án hiện thực hóa khái niệm “kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp”.

Các đại biểu tham quan mô hình trang trại chăn nuôi an toàn sinh học, hữu cơ 

Điểm khác biệt cơ bản của mô hình nuôi lợn an toàn sinh học, hữu cơ của Quế Lâm so với các mô hình khác là áp dụng công nghệ vi sinh hiện đại nhất trên thế giới trong chăn nuôi an toàn sinh học, hữu cơ và bảo vệ môi trường; sử dụng chế phẩm vi sinh bổ sung vào thức ăn và nước uống, tăng hiệu suất sử dụng thức ăn và tăng tính miễn dịch và chống lại một số vi sinh vật gây bệnh cho vật nuôi; dùng chế vi sinh bổ sung vào đệm lót sinh học.

Trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học, hữu cơ là hạng mục đầu tư đầu tiên thuộc Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F được phát triển dựa trên sự chắt lọc các thành quả có giá trị khoa học và thực tiễn sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh; từ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt hữu cơ theo chuỗi giá trị hiện đang lan tỏa tại nhiều địa phương.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, từ tháng 4/2019, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo tập đoàn Quế Lâm, các đơn vị của Bộ tổng kết mở rộng mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học, phù hợp với phương thức chăn nuôi nông hộ, tổng kết thực tiễn làm cơ sở tổ chức xây dựng và triển khai Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F, trong đó có tổ hợp 4F tại xã Phong Thu.

Đây là cơ sở sản xuất giống, nhà máy sản xuất men, sản xuất thức ăn; đồng thời là trung tâm huấn luyện, đào tạo nhân rộng mô hình ra các địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế và cả nước, nhằm góp phần thúc đẩy tốc độ tăng đàn, tái đàn lợn sớm đáp ứng nhu cầu lợn thịt cho xã hội.

“Bộ NN&PTNT đánh giá cao sự quan tâm, hỗ trợ tạo mọi điều kiện của chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn và người dân huyện Phong Điền đối với dự án; đề nghị các địa phương, doanh nghiệp, cơ quan chuyên môn tiếp tục đầu tư, tổ chức xây dựng nhiều cơ sở, chuỗi chăn nuôi và vùng chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để phát triển chăn nuôi hàng hóa bền vững, ngăn ngừa dịch bệnh nguy hiểm”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá.

Mô hình trang trại đệm lót an toàn sinh học

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham quan tại Làng cổ Phước Tích

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và đoàn công tác đã được lãnh đạo huyện Phong Điền thông tin về tình hình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương; tổng quan về các giá trị văn hóa truyền thống, du lịch, dịch vụ tại Làng cổ Phước Tích, quy hoạch phát triển các giá trị nhà vườn truyền thống, phát triển du lịch ở Phước Tích; tham quan các điểm đến tại Làng cổ Phước Tích, như tham quan các ngôi nhà Nhà rường cổ, lò gốm truyền thống, trải nghiệm phiên chợ quê Hương xưa làng cổ với các món ẩm thực, sản phẩm đệm bàng thân thiện với môi trường, thưởng thức trà sen,…

Bộ trưởng tặng quà cho bà Lê Thị Thú, chủ nhân một ngôi nhà rường cổ ở Phước Tích

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường ghi nhận và đánh giá cao những giá trị văn hóa đặc sắc và truyền thống tại Làng cổ Phước Tích. Bộ trưởng đề nghị chính quyền địa phương cần có những cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, phát triển du lịch, dịch vụ vào địa bàn, luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp và người dân để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để đảm bảo cho phát triển du lịch tại làng cổ thực sự có hiệu quả, cũng như đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Đồng thời nhấn mạnh việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thân thiện với môi trường tại chợ quê, để triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm phát triển một cách bền vững. Song song đó phát triển hệ thống liên kết với nông dân địa phương để nhân rộng và nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp ở địa phương.

Văn Bốn

Tin, ảnh, clip: Hà Nguyên

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
“Mắt thần” đảm bảo an ninh ở Phong Điền

Từ khi mô hình camera giám sát an ninh trật tự (ANTT) được triển khai ở Phong Điền đã góp phần phát hiện, ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật.

“Mắt thần” đảm bảo an ninh ở Phong Điền
Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Chiều 15/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án (DA) mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

TIN MỚI

Return to top