ClockThứ Ba, 08/01/2019 14:39

Rừng đã… nghèo kiệt mất rồi!

TTH - Những dòng tin này gợi lên nhiều suy nghĩ: “Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh đang bị lấn chiếm là 2.142,22 ha (trong đó: có chủ 1.715,04 ha và 427,18 ha không chủ); diện tích định hướng thu hồi và thu hồi: 535,18 ha…”.

Ứng dụng công nghệ giám sát, quản lý rừng hiện đại: Giảm diện tích rừng bị chặt phá, lấn chiếmĐưa công nghệ vào cuộc chiến chống nạn phá rừngLấn chiếm đất rừng ở Nam Đông: Vẫn âm ỉ

Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn bị lấn chiếm. Ảnh: Internet

Đã là quản lý thì phải rõ ràng, rành mạch. Công tác quản lý không có chỗ dành cho sự mập mờ. Những dòng tin trên đã cho thấy sự mập mờ trong công tác quản lý và xử lý công việc. Đã biết diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm như vậy thì phải hoàn thiện hồ sơ để xử lý thu hồi, thậm chí là áp dụng biện pháp can thiệp bằng pháp luật. Sao lại có cái chuyện “định hướng thu hồi và thu hồi”? Hơn 2.000 ha đất rừng bị lấn chiếm thì định hướng thu hồi và thu hồi hơn 500 ha, tỷ lệ chừng 25%. Thu hồi có thể hiểu là ở thì hiện tại; định hướng thu hồi là ở thì tương lai gần. Có thể hiểu 75% diện tích còn lại sẽ rơi vào các trường hợp: không xử lý hoặc được hợp lý hóa!?

Nhìn rộng ra, công tác quản lý nhà nước nhiều lúc, nhiều lĩnh vực rơi vào trạng thái như vậy. Ví dụ như lĩnh vực xây dựng. Đó là tình trạng “phạt để cho tồn tại”. Người dân làm một công trình nhỏ, che tạm để ở thì không nói làm gì. Có tình trạng những công ty xây dựng các công trình lớn, nguy nga, đồ sộ những vẫn xây dựng trái phép hoặc vượt mức cho phép. Giấy phép cho anh xây dựng chừng này tầng thôi thì anh lại chồng thêm tầng lên, để rồi có địa phương đắn đo trong công tác xử lý. Chúng ta thử gõ từ khóa trên công cụ tìm kiếm: “Các công trình bị cắt tầng”, ngay lập tức nó sẽ hiện ra một list dài nhiều công trình trên cả nước vi phạm điều này. Địa phương nào kiên quyết thì buộc chủ đầu từ phải “cắt tầng”, tháo dỡ công trình vi phạm. Địa phương nào không kiên quyết thì đề xuất giải pháp “phạt cho tồn tại”. Cứ để tình trạng này kéo dài, về mặt quản lý nhà nước, xem như buông lỏng quản lý. Về phía doanh nghiệp, người dân là xem thường pháp luật.

Trở lại vấn đề quản lý rừng nói trên, nó đã cho thấy một tinh thần xử lý không kiên quyết. Và như thế, chúng ta có thể hình dung rừng sẽ còn bị mất, đất rừng sẽ còn bị lấn chiếm.

Thực ra, người viết bài này cũng hiểu rằng, bảo vệ rừng là một công việc khó khăn. Cả hàng trăm ngàn ha rừng tự nhiên để bảo vệ cho được toàn vẹn là điều không hề dễ. Nó lại càng khó hơn khi đặt trong bối cảnh người dân sống rừng còn nghèo; thói quen và sở thích sử dụng gỗ tự nhiên còn lớn… đã là môi trường và động lực rất lớn cho người dân xâm hại đến rừng, đất rừng.

Để giải quyết căn cơ vấn đề này, có lẽ phải giải quyết triệt để những vấn đề cơ bản: Đầu tiên là rừng, đất rừng phải có chủ. Ở đây muốn nói đến tính thực chất của vấn đề “chủ rừng”. Chủ nhân tức là sở hữu. Tính chất sở hữu phải được nhận biết hết sức cụ thể, không thể chung chung. Chúng ta cứ nghiệm mà xem, cũng mảnh đất vườn ấy, mảnh đất nông, lâm nghiệp ấy… người dân đã khai hoang vỡ hóa, canh tác từ nhiều năm, không ai có thể đụng chạm về mặt quyền lợi sử dụng đất của họ nhưng họ vẫn rất cần cái thẻ đỏ. Là vì tâm lý chung, họ muốn “chắc ăn” trong vấn đề sở hữu. Hơn thế nữa, nó đảm bảo cho các quyền lợi khác như cầm cố, chuyển nhượng, cho tặng… của người dân.

Phải lồng ghép nhiều chương trình phát triển kinh tế để giảm nghèo cho người dân. Một khi người dân sống gần rừng còn nghèo, thiếu công ăn việc làm… trong khi lực lượng quản lý rừng “còn mỏng”, thói quen sử dụng gỗ quí, gỗ tự nhiên còn cao đã “đẩy” giá gỗ tự nhiên lên cao thì người dân càng cóđộng lực lớn để “phá rừng”. Chúng ta phải tìm mọi biện pháp để giảm động lực này, tức là giải quyết các yếu tố “tạo ra động lực không tốt” nói trên.

Một vấn đề nữa là xem xét về mặt pháp luật. Phải xử lý thật nghiêm những vi phạm về hành vi xâm hại rừng. Những chế tài phải đủ sức răn đe.

Chúng ta cứ ra thị trường, hỏi một khối gỗ kiền (thị trường thường gọi là kiền Nam Đông) thử giá bao nhiêu? Rất cao, cả vài chục triệu đồng. Điều này nó cho chúng ta nhận biết, rừng… đã nghèo kiệt mất rồi.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cháy rừng kỷ lục tấn công Venezuela

Theo dữ liệu vừa công bố ngày 1/4, Venezuela đang phải đối mặt với số vụ cháy rừng kỷ lục khi hạn hán do biến đổi khí hậu tàn phá khu vực rừng nhiệt đới Amazon.

Cháy rừng kỷ lục tấn công Venezuela
Thăm và chúc tết lực lượng bảo vệ rừng vùng sâu, vùng xa

Nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024, ngày 3/2, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức thăm, tặng quà gia đình liệt sỹ Võ Tự Lực, nguyên công chức Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Thuỷ đã hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Thăm và chúc tết lực lượng bảo vệ rừng vùng sâu, vùng xa
Rừng phòng hộ hồ Quao bị chặt phá

Ông Nguyễn Bá Thạo, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phong Điền thông tin chiều 6/1, trong lúc tuần tra, bảo vệ rừng, lực lượng công an, quân sự xã Phong Mỹ phát hiện và bắt quả tang nhóm đối tượng có hành vi vào khu vực rừng phòng hộ hồ Quao khai thác cây keo lai bị chết và cây rừng để làm củi bán.

Rừng phòng hộ hồ Quao bị chặt phá
Return to top