ClockThứ Bảy, 16/10/2021 12:35

Sản xuất nông nghiệp kết hợp tham quan du lịch

TTH - Cùng với chiến lược khai thác thế mạnh vùng biển, đầm phá để phát triển du lịch, TP. Huế tiến hành khảo sát các xã, phường mới định hướng phát triển các mô hình nông nghiệp sạch kết hợp phục vụ khách tham quan.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đầm phá gắn với phát triển du lịchTìm kiếm cơ hội đầu tư Farmstay

Tham quan mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính tại Hương An

Hương An là một trong những địa phương mới sáp nhập vào thành phố từ 1/7, nằm cách trung tâm TP. Huế khoảng 10km về phía tây bắc, có tổng diện tích tự nhiên gần 1.100ha, trong đó đất nông nghiệp gần 740ha, phi nông nghiệp gần 300ha.

Theo Chủ tịch UBND phường Hương An - bà Nguyễn Thị Xuyến, 9 tháng đầu năm 2021, phường Hương An đạt 14/16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Với lợi thế về phát triển nông nghiệp, thời gian qua có một số doanh nghiệp đến đầu tư mô hình trang trại kết hợp với tham quan du lịch; các hộ dân phát triển cây hành lá, sản xuất rau sạch, xây dựng thương hiệu sản phẩm để cung ứng ra thị trường.

Qua khảo sát, Hương An hiện là vùng sản xuất hành lá chuyên canh, có giá trị kinh tế cao so với các cây trồng khác, với diện tích trồng hành chiếm từ 70-100ha, trong đó có 176 hộ tham gia trồng theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích hơn 16ha. Hiện, Hương An đang nỗ lực xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm hành lá góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thông qua việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao, truy xuất nguồn gốc, đồng thời đăng ký sản phẩm OCOP của địa phương.

Cùng với hành lá, hiện một số doanh nghiệp đã đầu tư trang trại trồng các loại cây dưa lưới, dưa lê trong nhà kính kết hợp hình thành các tour tuyến tham quan du lịch, bước đầu cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, thu hút nhiều du khách đến tham quan, mua sản phẩm tại vườn. Sắp tới, Phòng Kinh tế TP. Huế sẽ làm đầu mối liên kết giữa địa phương và các đơn vị liên quan trong việc quy hoạch diện tích đất để hình thành vùng chế biến gắn với vùng sản xuất hành, rau, quả, tạo chuỗi giá trị từ cây hành lá, chủ động trong việc cung cấp thị trường để kêu gọi đầu tư. Dự kiến, vùng quy hoạch có tổng diện tích khoảng 5.000ha.

Tại các địa phương mới sáp nhập, như Hương Thọ, Thủy Bằng, Phú Mậu, Phú Thanh…, ngoài việc vận động và hướng dẫn bà con chuyển đổi các mô hình nông nghiệp truyền thống sang mô hình nông nghiệp công nghệ cao và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các tour tuyến du lịch. Sắp tới, thành phố đẩy mạnh công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án nông nghiệp xanh, sạch kết hợp tổ chức các tour du lịch trải nghiệm nhằm hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững, trên cơ sở kết hợp công nghệ hiện đại với sản xuất truyền thống, tạo ra sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, với định hướng phát triển mô hình nông thị (nông nghiệp trong đô thị), đồng thời tạo ra nhiều mô hình nông nghiệp sạch kết hợp phục vụ khách tham quan, thời gian tới, thành phố chỉ đạo các xã, phường mới, tăng cường quản lý đất đai, phát triển nông nghiệp sạch, ưu tiên thu hút các dự án nông nghiệp công nghệ cao nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, đa dạng hóa loại hình du lịch để thu hút khách.

Để triển khai thực hiện, các phòng ban của thành phố phối hợp với địa phương khảo sát, định hướng quy hoạch, kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế, tránh việc lãng phí quỹ đất, đồng thời triển khai hiệu quả công tác phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên

TIN MỚI

Return to top