ClockThứ Năm, 19/11/2015 10:20

Sớm có trung tâm cai nghiện game

TTH.VN - Game online đang có ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều bạn trẻ, nhất là sinh viên. Mức độ gây nghiện và tác hại của game online không thua gì thuốc lá, bia, rượu, ma túy…

Xây dựng sân chơi cho các bạn trẻ vui chơi lành mạnh góp phần đẩy lùi vấn nạn nghiện game online. Ảnh: Xuân Tùng

Giải pháp nào để ngăn chặn tác hại của game online, Tiền Phong có cuộc trao đổi với TS Tâm lý học Nguyễn Thị Kim Quý, Trưởng Phòng Tham vấn và trị liệu Trẻ em (Hội Khoa học tâm lý - Giáo dục Việt Nam).

Mơ hồ cuộc sống ảo, thực

Là chuyên gia tâm lý, TS đánh giá thế nào về game online, vì sao nó có khả năng thu hút nhiều bạn trẻ như vậy?

Game luôn hấp dẫn, từ trẻ đến già đều thích, là phương tiện để nhiều người vui chơi, giải trí sau những giờ học tập căng thẳng, mệt mỏi. Còn vấn đề nhiều bạn trẻ hiện nay “nghiện” game, theo tôi có nhiều nguyên nhân như: Sân chơi cho các bạn trẻ thiếu; nhu cầu ngoài xã hội của bản thân không được đáp ứng; học hành căng thẳng chịu nhiều sức ép; muốn giải trí, xả stress bực bội trong học tập, tình yêu, cuộc sống họ tìm đến với game để tìm kiếm niềm vui cho bản thân… Cá nhân mỗi người có những lý do khác nhau để tìm đến với game.

Hiện có nhiều bạn trẻ, sinh viên nghiện game và làm thuê cho các công ty cày game thuê không kể ngày đêm, thường mỗi ca làm việc là 12 tiếng. Dưới góc độ tâm lý, TS nhận thấy công việc đó nguy hại cho người trẻ như thế nào?

Cuộc sống ai cũng muốn kiếm thật nhiều tiền. Và sinh viên cũng vậy, họ cần tiền tiêu. Để thể hiện bản thân với bạn bè nên khi có cơ hội họ sẽ chớp lấy. Đặc biệt, các đối tượng mê game, thấy công việc vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi bản thân lại vừa có tiền nên lao vào. Nhiều sinh viên còn chấp nhận bỏ cả học để đến với game. Nhưng đó là sân chơi không lành mạnh. Họ sẽ phải đánh đổi cả tương lai, sự nghiệp của bản thân vì những trò chơi vô bổ. Cuộc sống của họ là cuộc sống ảo, nhưng ngược lại họ có tiền thật. Dành phần lớn thời gian nhập vai vào các nhân vật game, cuộc sống họ sẽ bị đảo lộn hoàn toàn trước cuộc sống thật. Những đồng tiền, giao dịch trong game nó cũng mang tính chất cờ bạc, đỏ đen… vô tình đã tạo cho người chơi thói quen cờ bạc, cá cược để có tiền. Về lâu dài, nó là hệ lụy cho gia đình, xã hội.

Dưới góc độ sức khỏe, “cày game thuê” sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, hủy diệt sức khỏe. Việc chơi game liên tục trên máy tính nhiều giờ liền gây ảnh hưởng đến mắt, thần kinh, hô hấp, tim mạch và hoạt động xương khớp. Chưa kể đến việc khả năng lĩnh hội tiếp thu kiến thức về cuộc sống, xã hội xung quanh của người đánh game thuê kém đi. Vì họ dành quá nhiều thời gian cho thế giới ảo nên thay đổi tính cách, gặp vấn đề nhiễu tâm trí.

Một điều đáng báo động là hoạt động của các công ty thuê sinh viên, bạn trẻ “cày game” chủ yếu là các game bạo lực, TS cảm thấy thế nào về điều này?

Tôi thấy đây là vấn đề nguy hiểm, đáng báo động. Thực tế những vụ thảm sát, giết người do những tội phạm trẻ tuổi thực hiện phần lớn do ảnh hưởng của game bạo lực. Họ vì sống trong thế giới ảo, suốt ngày bắn, chém giết nhau, vô tình những người trẻ sẽ học cách ứng xử trong game để xử lý với cuộc sống thực tại. Nói cách khác, những game bạo lực đó khơi gợi bản năng “hung tính của con người”, để đối xử với nhau bằng bạo lực.

Khi dành thời gian cả ngày chỉ để chém giết trong cuộc sống ảo, tư duy của họ cũng khác, suy nghĩ giống nhân vật trong game, mà nhân vật đó nó không tồn tại trong xã hội thực tại. Đọc báo tôi thấy nhiều bạn trẻ giết bố mẹ, giết ông bà không ghê tay chỉ vì không cho tiền chơi game, đó là những hồi chuông cảnh tỉnh về tác hại của bạo lực trong thế giới ảo bước ra thế giới thật.

Xây dựng trung tâm cai nghiện game

Theo TS cần có những giải pháp nào để hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng của game online đến cuộc sống, học tập của bạn trẻ nói chung và sinh viên nói riêng?

Sớm có trung tâm cai nghiện game - ảnh 1TS Tâm lý học Nguyễn Thị Kim Quý, Trưởng Phòng Tham vấn và trị liệu Trẻ em (Hội Khoa học tâm lý - Giáo dục Việt Nam).

Trước khi nói đến giải pháp, chúng ta cần tìm hiểu đến những nguyên nhân gián tiếp và trực tiếp dẫn đến những người trẻ nghiện game. Có khi nào các phụ huynh nhìn thấy chính bản thân mình đã vô ý tiếp tay cho ý thức nghiện game của con cái? Ví dụ đơn giản như nhiều gia đình hiện nay thường dỗ con khóc, ăn cơm bằng việc cho con chơi các trò chơi trong điện thoại, ipad,… Nhiều người còn tự hào khi con trẻ mình chơi các loại game trong máy tính, điện thoại giỏi và cho con chơi một cách thiếu khoa học, không hạn chế thời gian. Để rồi khi lớn lên, một ngày phát hiện con mình nghiện game mới tá hỏa. Có phụ huynh bảo tôi rằng họ cấm con chơi các đồ điện tử. Nhưng thực tế xã hội hiện đại không thể cấm cơ học như thế, mà quan trọng phải giáo dục cho một thói quen, được chơi gì, giới hạn thời gian rõ, khen, phạt rõ ràng. Hay những người làm bố mẹ, họ đã thực sự gần gũi, sẵn sàng sẻ chia với con cái. Để khi xảy ra vui buồn trong cuộc sống, việc đầu tiên con sẽ tìm đến họ chứ không phải game online.

Còn về sân chơi cho trẻ em, học sinh, sinh viên hiện đã đáp ứng đủ nhu cầu chưa? Phải tạo sân chơi cho các bạn trẻ, khi thiếu sân chơi, nhiều bạn chỉ biết chơi game, đua xe vì họ cần xả xung năng ra để duy trì tâm lý tồn tại trong con người, như quả bóng hơi căng quá thì phải xả. Do vậy, cần những sân chơi lành mạnh, để người trẻ chơi đùa, hoạt động thể thao phát triển bản thân toàn diện.

Đối với những bạn trẻ, sinh viên nghiện game cần có sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội. Như có sự quản lý chặt chẽ về hoạt động của các quán internet, quy định về độ tuổi để chơi các trò chơi bạo lực, khung giờ hoạt động cho phép... Việc cấp bách là xây dựng những trung tâm cai nghiện game cho những người nghiện. Ở các nước phát triển như Hàn Quốc, họ thành lập những trung tâm cai nghiện riêng, có đội ngũ y bác sỹ và những hoạt động vui chơi lành mạnh giúp những người nghiện game sớm hòa đồng với cuộc sống. Còn ở Việt Nam, cai nghiện cho những đối tượng nghiện game giống như “bắt cóc bỏ dĩa” khi chưa có trung tâm riêng, thường chữa ở các khoa thần kinh ở các bệnh viện. Đội ngũ bác sỹ chuyên môn còn thiếu, thường bác sỹ vừa chữa bệnh tâm thần, trầm cảm kiêm luôn chữa nghiện game.

Cảm ơn TS.

Dưới góc độ sức khỏe, “cày game thuê” sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, hủy diệt sức khỏe. Việc chơi game liên tục trên máy tính nhiều giờ liền gây ảnh hưởng đến mắt, thần kinh, hô hấp, tim mạch và hoạt động xương khớp. Chưa kể đến việc khả năng lĩnh hội tiếp thu kiến thức về cuộc sống, xã hội xung quanh của người đánh game thuê kém đi. Vì họ dành quá nhiều thời gian cho thế giới ảo nên thay đổi tính cách, gặp vấn đề nhiễu tâm trí.

Theo Tiền Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khánh thành điểm trường Trịnh Công Sơn

Sáng 24/4, UBND huyện Nam Đông phối hợp với gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức lễ khánh thành điểm trường Trịnh Công Sơn. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã đến dự.

Khánh thành điểm trường Trịnh Công Sơn
Hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam”

Lễ hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam” năm 2024 với thông điệp “Sách hay cần bạn đọc” do Thư viện tổng hợp tỉnh, Trung tâm VH-TT&TT TX. Hương Thủy, Phòng GD&ĐT thị xã và Thị Đoàn Hương Thủy phối hợp tổ chức tại Trường TH&THCS Phú Sơn sáng 23/4.

Hưởng ứng “Ngày sách  Văn hóa đọc Việt Nam”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top