ClockThứ Sáu, 03/06/2022 18:29

Sớm đưa Nghị định 27/2022/NĐ-CP đi vào cuộc sống

TTH.VN - Ngày 3/6, tại TP. Huế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị triển khai Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia cho 14 tỉnh, thành phố khu vực Miền Trung.

Rà soát, phân bổ 95.000 tỷ đồng thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc giaThực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vữngPhê duyệt Chương trình Sách quốc gia giai đoạn 2022-2026

Vụ trưởng Vụ tài chính – tiền tệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Ngân chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố, các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Về phía lãnh đạo tỉnh có UVTV Tỉnh ủy – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Tại hội nghị, đại diện Bộ kế hoạch và đầu tư đã trình bày, giới thiệu về các nội dung chính của Nghị định 272022/NĐ-CP. Theo đó, ngày 19/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2022/NĐ-CP về việc quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).

Nghị định quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về: Lập và giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm và hằng năm; Huy động và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; Cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp; Cơ chế tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia; Tổ chức quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia; Giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia. Áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

Cụ thể, các dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp được tổ chức thực hiện theo cơ chế đặc thù phải có sự tham gia của người dân trong quá trình lập hồ sơ, tổ chức thi công xây dựng, bảo trì công trình. Đối với dự án thực hiện trên địa bàn xã, thôn đặc biệt khó khăn, ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 100% tổng mức đầu tư. Đóng góp của người dân có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật, ngày công lao động được quy đổi thành tiền; phải được tính trong giá trị công trình để theo dõi, quản lý tỷ lệ đóng góp đã được thống nhất; không hạch toán vào thu, chi ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, Chính phủ quy định 5 tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù đó là: Thuộc nội dung đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia; Dự án nằm trên địa bàn 1 đơn vị hành chính cấp xã, do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; Tổng mức đầu tư dự án không vượt quá 5 tỷ đồng; Kỹ thuật không phức tạp, có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình hoặc các thiết kế sẵn có đã áp dụng trên địa bàn cấp huyện; Thuộc danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù do UBND cấp tỉnh ban hành.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, trao đổi, đưa ra các giải pháp, cũng như những kiến nghị, đề xuất trong triển khai áp dụng thực hiện các quy định của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP một cách hiệu quả và sớm đi vào cuộc sống.

Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Return to top