ClockThứ Tư, 07/10/2020 06:15

Tái diễn rải vàng mã trên sông Hương

TTH - Rất nhiều trường hợp rải vàng mã trên sông Hương bị xử phạt hành chính như một lời cảnh báo, nhưng thực tế vấn nạn này vẫn xảy ra.

Cần xử lý nghiêm người rải vàng mã xuống sông, suốiPhạt những người rải vàng mã xuống sông Hương gần 4 triệu đồngChấn chỉnh tình trạng rải vàng mã, hoa đăng trên sông Hương

Dù đã có nhiều trường hợp bị xử phạt vì rải vàng mã xuống sông Hương nhưng vấn nạn này vẫn tái diễn. Ảnh: P.T.Đ

Phản cảm

Những hành vi xả vàng mã xuống sông Hương thường bị người dân ghi hình, gửi về Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh tỉnh. Tiếp nhận thông tin, cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, điều tra và ra quyết định xử phạt.

Gần nhất là vào giữa tháng 9/2020, từ đoạn clip được đưa lên mạng xã hội do người dân quay được, cơ quan chức năng xác nhận có hành vi xả vàng mã xuống sông Hương đoạn qua phường Thuỷ Biều, TP. Huế từ 2 con thuyền. Ngay lập tức, cơ quan chức năng vào cuộc, mời chủ phương tiện lên làm việc và xử phạt hành chính gần 8 triệu đồng.

Vấn nạn rải vàng mã trên sông đã được chính quyền nhiều lần cảnh báo. Có trường hợp đích thân Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ yêu cầu xử lý nghiêm và công khai kết quả cho mọi người biết để phòng ngừa chung. Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, trong khi tỉnh triển khai “Ngày Chủ nhật xanh” và kêu gọi người dân cùng hành động với khẩu hiệu “Nhặt một cọng rác, bạn đã làm cho Huế sạch hơn” thì hành vi xả, rải vàng mã xuống sông Hương là vô cùng phản cảm.

Nhiều ý kiến cho rằng, vấn nạn xả, rải vàng mã xuống sông Hương thời gian qua đã được chấn chỉnh nhưng vẫn chưa dứt. Cơ quan chức năng cần tiếp tục theo dõi, và có biện pháp xử lý quyết liệt hơn nữa.

“Thời gian qua chúng ta đã làm được rất nhiều thứ. Nhờ thế mà dòng sông chảy qua lòng thành phố đã đẹp hơn. Nhưng tôi nghĩ, tất cả cũng chỉ mới bắt đầu, không riêng gì chính quyền mà người dân cũng rất ủng hộ việc ngăn chặn, xử lý nghiêm vấn nạn rải vàng mã xuống sông Hương. Việc này phải kiên trì, có như thế chúng ta mới bảo vệ được môi trường xanh – sạch – sáng; bảo vệ được nguồn nước và dòng sông di sản”, anh Nguyễn Trọng, một người dân TP. Huế chia sẻ.

Kiểm soát chặt thuyền rồng

Ý kiến người dân cho rằng, cần kiểm soát chặt hơn nữa các thuyền rồng, bởi đây là phương tiện thường di chuyển trên sông Hương và các ghi nhận cho thấy, việc rải, xả vàng mã xuống sông Hương cũng xuất phát từ đây. Sau khi dịch bệnh COVID-19 lắng xuống, du lịch ổn định trở lại, du khách đến Huế đông hơn và sẽ trải nghiệm du lịch thuyền rồng thì việc kiểm tra, nhắc nhở, chấn chỉnh cần được tăng cường. Cần thiết sẽ tăng mức xử phạt và cấm hoạt động nếu vi phạm, tái phạm.

Trao đổi với chúng tôi, bà Dương Thị Ánh, Trưởng ban Quản lý Bến xe, thuyền TP. Huế nói: Hiện đơn vị đang quản lý hơn 130 thuyền rồng hoạt động trên khu vực sông Hương. Việc tuyên truyền, nhắc nhở các chủ thuyền không được xả vàng mã trên sông Hương được đơn vị cùng các cơ quan chức năng phối hợp thường xuyên. Ngoài ra có kiểm tra đột suất cũng như yêu cầu các chủ thuyền viết giấy cam kết không được rải vàng mã trên sông.

Tuy nhiên, bà Anh cho rằng, vẫn còn một vài chủ thuyền cố tình giấu vàng mã khi đi xa khỏi bờ mới rải. Có trường hợp, chở khách và khách tự rải. “Với những trường hợp này, khi người dân phản ánh, cơ quan chức năng phát hiện sẽ xử lý nghiêm. Và thực tế có nhiều trường hợp chủ thuyền bị xử phạt, công khai rõ ràng”, bà Ánh nói.

Cũng theo bà Ánh, sau khi dịch COVID-19 lắng xuống, du khách sẽ trở lại Huế du lịch và trải nghiệm thuyền rồng trên sông Hương, đơn vị sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, chấn chính hành vi rải vàng mã đến các chủ thuyền.

NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khúc serenata sông Hương

Chiều chiều, tôi hay thơ thẩn ra sông. Qua hai ngã tư đến công viên Tứ Tượng đã thấy nắng đan qua những vài những nhịp Trường Tiền.

Khúc serenata sông Hương
“Bén rễ” trên vùng đất mới

Những người Lào sau nhập quốc tịch đã yên tâm “an cư lạc nghiệp” ở vùng cao A Lưới. Họ được quan tâm, chăm lo đời sống và hưởng các chính sách bình đẳng như người dân bản địa.

“Bén rễ” trên vùng đất mới
Sông Hương - “Bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế

Sông Hương như một “bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế. Dòng sông ấy đã mang trên mình sứ mệnh của lịch sử để ngày nay đang được bảo tồn và gìn giữ, điểm tô cho sự sang trọng của Huế. Và dòng sông ấy sẽ còn chảy tiếp theo dòng chảy của tương lai. Bảo tồn sông Hương do vậy, chính là bảo tồn “xương sống” đô thị Huế.

Sông Hương - “Bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế
Chạm khắc trên da mộc

Bằng đôi bàn tay khéo léo cùng những nét chạm khắc sống động, phối màu hài hòa, tinh tế, Ngô Phương Dung (33 tuổi, TP. Huế) đã tạo nên những bức tranh sống động trên chất liệu da mộc. Mỗi chiếc ví, giỏ xách sau khi được cô “thổi hồn” vào đều trở thành một tác phẩm nghệ thuật mang đậm phong cách và cá tính riêng biệt.

Chạm khắc trên da mộc
“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm
Return to top